Nước sông Hồng ở Hà Nội dâng lên rất nhanh và đã vượt mức báo động 2. Dự báo, mực nước sẽ tiếp tục tăng trong ngày 11/9. Hà Nội nguy cơ mất an toàn đối với các tuyến đê xung yếu.
Do hoàn cảnh lịch sử, một số tuyến đê cửa sông ở Nghệ An chủ yếu đắp thủ công bằng đất lâu ngày nên đã xuống cấp hư hỏng, nguy cơ cao mất an toàn trong mùa mưa bão.
Lực lượng chức năng các địa phương được yêu cầu phải thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp đốt rơm rạ trên đồng ruộng, trên đường giao thông, gây cản trở và làm mất an toàn giao thông.
Tình trạng đốt rơm rạ tự phát mỗi khi vào mùa vụ thu hoạch sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Để ngăn chặn và kiểm soát tình trạng này, cần có những giải pháp thay thế hiệu quả, bền vững.
Theo thống kê của Cục Thuỷ lợi, trong tổng số trên 7.300 hồ chứa thuỷ lợi hiện nay trên toàn quốc hiện nay có khoảng 337 hồ chứa nước có nguy cơ mất an toàn khi mùa mưa lũ đang đến gần, rất đáng báo động.
Bộ trưởng Bộ TN-MT Đặng Quốc Khánh cho biết, trong số 6.750 hồ thủy lợi thì có hơn 1.000 hồ xây đã lâu, nguy cơ mất an toàn hồ đập rất lớn nên phải dành nguồn lực cải tạo.
Do thời gian xây dựng đã lâu nên các đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã bị xuống cấp hoặc không còn phù hợp với các yêu cầu an toàn hiện nay.
Nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế sự cố đổ ngã cây xanh trước mùa mưa năm 2024, Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TPHCM thuộc Sở Xây dựng không chỉ cắt tỉa, xử lý nhánh khô mà còn thay thế, loại bỏ các cây xanh mất an toàn.
Mới đi vào hoạt động được chừng 3 năm, thì cũng từng ấy thời gian công ty Cổ phần giao thông Phúc Đức (Công ty Phúc Đức), đơn vị khai thác mỏ đất tại xã Hà Tiến, huyện hà Trung (Thanh Hóa) kéo theo một loạt hệ lụy từ môi trường, giao thông, an ninh trật tự,… đến với người dân địa phương.
Dự án đường Phan Văn Lân – Hưng Thịnh – Vạn Thọ mới triển khai thi công được ít ngày nhưng chủ đầu tư, đơn vị giám sát và đơn vị thi công đã bộc lộ nhiều dấu hiệu không đảm bảo môi trường, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, khiến người dân vô cùng bức xúc.
Toàn tỉnh Bình Phước hiện có 62 hồ đập lớn nhỏ, tuy nhiên, hầu hết các công trình được xây dựng từ lâu, một số công trình đã hết thời gian sử dụng nên xuống cấp.
Trước mùa mưa bão, nhiều hồ đập thuỷ lợi tại Thừa Thiên Huế có nguy cơ mất an toàn do công trình xây dựng đã lâu, ít được trùng tu và nay đã xuống cấp.
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, hiện Hà Tĩnh đang có hơn 200 hồ chứa và công trình thủy lợi bị xuống cấp, hư hỏng gây nguy cơ mất an toàn hồ đập. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhiều công trình đã được xây dựng từ lâu chưa được sửa chữa, nâng cấp.
Kết quả kiểm tra liên ngành của UBND tỉnh Lào Cai mới công bố cho thấy, hệ thống hồ, đập trên địa bàn xây dựng từ lâu và bị xuống cấp nhưng chưa được sửa chữa; chưa được đầu tư thiết bị quan trắc cảnh báo lũ; thiếu kinh phí kiểm định an toàn…
Hồ thuỷ lợi Đắk N’ting, xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông bị nứt, sụp lún, gây mất an toàn hồ đập, hơn 34 hộ dân sinh sống gần đó đã được chính quyền địa phương di dời khẩn cấp đến nơi an toàn.
Xe buýt là phương tiện giao thông công cộng giúp giảm tải phương tiện cá nhân tham gia giao thông, góp phần hạn chế ùn tắc. Tuy nhiên, xe buýt đang bộc lộ những điểm hạn chế nguy hiểm, tiềm ẩn khả năng xảy ra tai nạn giao thông khi ra vào các điểm dừng đỗ.
UBND thành phố giao Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức chỉ đạo các đơn vị được giao quản lý khẩn trương thực hiện kiểm tra, rà soát toàn diện về tình hình sinh trưởng, phát triển và khả năng bảo đảm an toàn của cây xanh.
Trước tình trạng nhiều công trình buộc phải dừng hoạt động do chưa đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng chống cháy nổ, Thủ tướng đã ban hành Công điện gỡ khó.
Mặc dù Dự án xây dựng Đường ven hồ Núi Cốc, đoạn đi qua xóm Đồi Chè, xã Phúc Trìu (TP. Thái Nguyên), chưa được nghiệm thu, bàn giao, nhưng nhiều điểm ta luy dương bị sạt lở, gây hỏng mặt đường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông…