Năng lượng tái tạo ở Đông Nam Á có thể thu về 100 tỷ USD vào năm 2030

Hồng Tú|25/08/2023 13:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Ngành sản xuất năng lượng tái tạo có thể là một phương thức để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra 6 triệu việc làm vào 2050, và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trên khắp Đông Nam Á.

Ngày 24/8 vừa qua, tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN đang diễn ra ở Bali, Indonesia, một nghiên cứu bên lề cho biết khu vực Đông Nam Á có thể mất tới 30% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2050 do nhiệt độ toàn cầu tăng và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt.

nltt.jpg
Ảnh minh họa

Nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu cách hỗ trợ phát triển lĩnh vực sản xuất năng lượng sạch ở Đông Nam Á và giúp các quốc gia khai thác tiềm năng kinh tế to lớn từ lĩnh vực này, đồng thời giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Báo cáo cũng xác định tham vọng rằng Đông Nam Á có thể đạt được mục tiêu tăng công suất sản xuất pin mặt trời dạng mô-đun từ 70 GW lên 125–150 GW vào năm 2030.

Ngoài ra, Đông Nam Á có thể phát triển chuỗi giá trị sản xuất pin khu vực, tăng nhu cầu trong nước và khu vực, đồng thời đưa khu vực này trở thành trung tâm xuất khẩu khu vực và toàn cầu, sản xuất các khối pin 140–180 GWh vào năm 2030.

Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp pin quang điện mặt trời (PV), pin và xe điện 2 bánh đang phát triển của Đông Nam Á sẽ mang lại doanh thu ước tính từ 90-100 tỷ USD vào năm 2030, với 6 triệu việc làm năng lượng tái tạo tiềm năng sẽ được tạo ra vào năm 2050.

Đông Nam Á có thể mở rộng công suất lắp ráp xe điện hai bánh (E2W) tại Đông Nam Á từ 1,4 lên 1,6 triệu chiếc mỗi năm lên khoảng 4 triệu chiếc vào năm 2030.

Theo báo cáo, sản xuất năng lượng tái tạo cùng với sự phát triển của lĩnh vực sản xuất năng lượng sạch ở Đông Nam Á sẽ giúp các quốc gia gặt hái tiềm năng kinh tế to lớn trong khi giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Khả năng nắm bắt cơ hội này phụ thuộc vào các biện pháp chính sách của chính phủ dành riêng cho từng quốc gia trong khu vực, bao gồm kích thích nhu cầu năng lượng tái tạo trong nước, đảm bảo khả năng cạnh tranh về chi phí, cải thiện mức độ dễ dàng trong kinh doanh và cải thiện khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu. Sự hợp tác ở cấp khu vực cũng rất cần thiết để cung cấp hỗ trợ hơn nữa thông qua việc tăng cường thương mại nội bộ khu vực.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Năng lượng tái tạo ở Đông Nam Á có thể thu về 100 tỷ USD vào năm 2030