Nắng nóng giữa mùa đông ở Nam Mỹ do biến đổi khí hậu

Hồng Tú|06/08/2023 15:28
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Một số quốc gia ở Nam Mỹ như Argentina và Chile đang trải qua những ngày nắng nóng bất thường, mặc dù đang là mùa Đông ở Nam bán cầu.

Theo ghi nhận, thị trấn miền núi Vicuna ở miền Trung Chile đã chạm ngưỡng 37 độ C vào ngày 1/8 vừa qua. Nhà khí tượng học người Chile Cristobal Torres cho biết đây là lần đầu tiên sau 70 năm hiện tượng mùa đông nóng kỷ lục lặp lại ở Vicuna.

nammy.jpg
Nắng nóng tại thủ đô Buenos Aires (Argentina). Ảnh: Xinhua

Nhiệt độ cao bất thường cũng được ghi nhận tại khu vực thủ đô Santiago cách đó 450 km về phía Nam vào hôm 2/8. Trong khi đó, Cơ quan Khí tượng Quốc gia Argentina thông báo tại thủ đô Buenos Aires, nhiệt độ đã vượt quá 30 độ C, khiến tháng 8 trở thành có nhiệt độ cao nhất trong lịch sử dữ liệu. Mức kỷ lục trong vòng 117 năm qua vào thời điểm đầu tháng 8 ở nước này. Cũng như lần đầu tiên kể từ năm 2014 nhiệt độ vào mùa Đông ở Nam bán cầu vượt quá 30 độ C.

Được biết, nhiệt độ trung bình tháng 8 ở Buenos Aires thường dao động từ 9 – 18 độ C.

Nhà khí hậu học Maximiliano Herrera nhận định, sức nóng như thiêu đốt của Nam Mỹ là một trong những “sự kiện khắc nghiệt nhất mà thế giới từng chứng kiến” và là sự kiện “viết lại tất cả các cuốn sách”.

Theo cơ quan thời tiết Paraguay, nhiệt độ có thể đạt tối đa 38 độ C kéo dài đến cuối tuần này. Trước đó vào ngày 3.8, nhiệt độ đã lên mức 39,7 độ C tại sân bay Vallemi, vượt qua mức cao nhất mọi thời đại.

Nguyên nhân nắng nóng bất thường được cho là do biến đổi khí hậu, kết hợp với hiện tượng El Nino.

Các chuyên gia khuyến cáo, người dân nên áp dụng một số biện pháp bảo vệ sức khỏe như bôi kem chống nắng, luôn mang theo nước bên mình và tránh ra ngoài vào những thời điểm nắng nóng nhất. Các nhà khoa học cũng đánh giá, thời tiết khắc nghiệt trên toàn cầu là sự tái khẳng định tính cấp thiết của việc cắt giảm khí thải nhà kính.

Bài liên quan
  • El Nino hoạt động mạnh nhất vào cuối năm, bão dị thường hơn và khô hạn cục bộ về cuối năm
    El Nino sẽ tiếp tục phát triển từ tháng 6 cho tới hết năm 2023 và duy trì đến năm 2024 với xác suất khoảng 80-90%. Hoạt động của bão/áp thấp nhiệt đới có thể không nhiều nhưng tập trung vào giữa mùa, tính chất dị thường hơn, cả về cường độ và quỹ đạo. Nguy cơ cao xảy ra khô hạn cục bộ, hoặc diện rộng trong các tháng mùa khô năm 2023 và đầu năm 2024 trên phạm vi toàn quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nắng nóng giữa mùa đông ở Nam Mỹ do biến đổi khí hậu