Ngăn chặn nạn phá rừng tại Đắk Nông

Minh Lâm|06/04/2023 07:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Theo thống kê, trong 3 tháng đầu năm 2023 xảy ra 65 vụ phá rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, giảm 25 vụ so với cùng kỳ.

Ngày 5/4, thông tin từ UBND tỉnh Đắk Nông cho biết trong ba tháng đầu năm nay, tỉnh xảy ra 65 vụ phá rừng, gây thiệt hại 15,5 ha rừng (giảm 25 vụ; diện tích bị phá ít hơn 3,17 ha so với cùng kỳ năm trước).

Được biết, đầu tháng 3/2023, tại lâm phần của Ban Quản lý rừng phòng hộ Gia Nghĩa có năm lô rừng trồng thuộc dự án trồng rừng thay thế năm 2018, 2019 bị cháy với diện tích 4,68ha; mức độ thiệt hại từ 60% đến 90%.

Hiện nay, đơn vị chủ rừng đang phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương xác minh, xử lý theo quy định.

pha-rung.jpg
Những cánh rừng bị chặt phá và đốt trụi ở Đắk Nông. Ảnh: T.N

Theo Ban quản lý rừng phòng hộ Gia Nghĩa, để thực hiện việc hủy hoại rừng, lâm tặc đã rải một lượng lớn đinh lớn ở dọc đường tuần tra nhằm ngăn chặn lực lượng bảo vệ rừng tiếp cận hiện trường dập lửa.

Đặc biệt, sau khi rải đinh xong, lâm tặc còn dùng lá cây đã khô và đất bột phủ lên như bẫy chông. Điều này đã thách thức, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của cán bộ quản lý bảo vệ rừng.

Ông Phan Văn Lợi, cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Gia Nghĩa cho biết, khi thấy đám cháy rừng, ông cùng một số nhân viên bảo vệ rừng vào hiện trường để dập lửa ngay.

Tuy nhiên, trên đường đến hiện trường, xe máy của ông Lợi không may dính phải đinh, khiến ông bị ngã và bị thương ở bàn tay.

Ông Lợi nhận định, những người rải đinh rải dọc đường tuần tra là hành vi có chủ đích, nhằm giăng bẫy các cán bộ quản lý rừng.

Rừng được coi là lá phổi của Trái đất vì trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2 giúp điều hòa không khí. Cũng như nhiều quốc gia khác, rừng là tài nguyên vô cùng quý giá của Việt Nam, mang lại nguồn sinh kế dồi dào, thiết yếu cho nhiều đối tượng. Do đó, việc giữ rừng - trồng rừng luôn là vấn đề cấp thiết mà mỗi người cần chung tay xây đắp, hành động.

Luật Đất đai năm 2013 ghi nhận rừng phòng hộ sử dụng chủ yếu bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường, hạn chế xâm nhập mặn, chắn cát, chống nạn cát bay, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ngăn chặn nạn phá rừng tại Đắk Nông