Tây Nguyên: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp xanh gắn với bảo vệ rừng

Hồng Tú|05/04/2023 09:16
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Chiều 4/4 tại thành phố Buôn Ma Thuột, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức Hội thảo “Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp xanh, bền vững vùng Tây Nguyên gắn với quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”.

Tới tham dự Hội thảo lần này có các đồng chí: Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Nguyễn Đình Trung - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk; Nguyễn Duy Hưng - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Nguyễn Quốc Trị - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng chủ trì hội thảo. 

Tham dự hội thảo còn có lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; đại diện lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên, các Hiệp hội, chuyên gia kinh tế, nhà khoa học, đại diện doanh nghiệp liên quan.

taynguyen.png
Đồng chí Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Trần Tuấn Anh cho biết, Ban Chỉ đạo chọn Tây Nguyên là vùng đầu tiên trên cả nước để tổ chức chuỗi Hội nghị, Hội thảo phục vụ sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW. Lý do là Tây Nguyên có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.

Phát triển vùng Tây Nguyên là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và là nhiệm vụ xuyên suốt, trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển của các địa phương trong vùng và cả nước. Phát triển phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, bảo đảm thống nhất với hệ thống quy hoạch quốc gia, phù hợp với chiến lược quốc gia về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đặc biệt, Tây Nguyên là vùng có diện tích rừng lớn thứ hai cả nước, có tiềm năng lớn về phát triển tài nguyên rừng và nhiều lợi thế về phát triển kinh tế, phát triển lâm nghiệp. Rừng Tây Nguyên có ảnh hưởng lớn tới đời sống kinh tế-xã hội của các dân tộc thiểu số, có vị trí quan trọng về an ninh chính trị, môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn nước, điều tiết khí hậu cho vùng.

taynguyen1.jpg
Toàn cảnh Hội thảo.

Ngoài ra, các ý kiến tại hội thảo còn gợi mở, đề xuất nhiều kiến nghị nhằm thực hiện tốt phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp xanh, bền vững vùng Tây Nguyên gắn với quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Cụ thể là: Hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Thay đổi cơ cấu sản xuất lâm nghiệp theo hướng giá trị gia tăng của chuỗi sản xuất lâm nghiệp; Về an sinh xã hội, các hoạt động lâm nghiệp đã tạo việc làm cho khoảng 5 triệu lao động, trong đó các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng cao chiếm tỷ lệ lớn; Về môi trường, tỷ lệ che phủ rừng…

Phát biểu kết luận Hội thảo, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh ghi nhận sự chuẩn bị tích cực, chu đáo của Ban Tổ chức, cảm ơn các ý kiến tham luận và phát biểu, đóng góp tâm huyết, trách nhiệm tại Hội thảo, với nhiều nội dung trọng tâm trong phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp xanh, bền vững vùng Tây Nguyên gắn với quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tây Nguyên: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp xanh gắn với bảo vệ rừng