Nghệ An: Xử lý tình trạng rác thải ở thủy điện Bản Vẽ

Anh Giang|18/09/2018 05:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Sau đợt mưa lũ, ‘bão’ rác tấn công các hồ đập thủy điện và bờ biển ở Nghệ An gây mất an toàn cho thuyền bè lưu thông và ô nhiễm môi trường. Để giải quyết vấn đề này  Công ty thủy điện Bản Vẽ đã tiến hành thu dọn và xử lý.

>>>Quảng Nam: Cá chết hàng loạt trên hồ điều hòa TP Tam Kỳ

>>>Thủ tướng yêu cầu phải tái xuất phế liệu là rác thải vào Việt Nam

Rác ngập lòng hồ thủy điện Bản Vẽ. Ảnh: Tổ Quốc

Sau đợt mưa lũ vừa qua, trên lòng hồ thủy điện Bản Vẽ, huyện Tương Dương (Nghệ An) tồn tại một lượng rác lớn là cỏ, cây và nhiều loại rác thải khác trôi từ thượng nguồn xuống, ứ đọng phủ kín lòng gây ô nhiễm môi trường.

Trước đó, ngày 11/9, Công ty thủy điện Bản Vẽ đã có Văn bản số 549/TĐBV-P2-P4 về việc xử lý một số việc cấp bách do ảnh hưởng của mưa lũ, trong đó đề nghị Tổng Công ty Phát điện 1 cho phép thu dọn, xử lý rác tại khu vực đập thủy điện Bản Vẽ.

Ngày 13/9, Tổng Công ty Phát điện 1 đã có Văn bản số 2688/EVNGENCO1-KTSX đồng ý cho Công ty thủy điện Bản Vẽ thực hiện thu dọn rác gần đập thủy điện Bản Vẽ. Đồng thời, xúc gọn đất đá, xử lý các vị trí sạt lở trên đường vận hành công trình để đảm bảo vận hành các tổ máy, cũng như giao thông đi lại của người dân

Phó Giám đốc Công ty thủy điện Bản Vẽ cho biết: “Kinh phí thu dọn rác thải trên lòng hồ được nhà máy trích từ nguồn sản xuất kinh doanh. Do khối lượng rác thải lớn nên dự kiến phải mất khoảng 20 ngày mới thu dọn xong, tùy thuộc vào thời tiết. Để thu dọn, công ty đã ký hợp đồng với 2 đơn vị thu gom rác thải”

Trước đó theo thông tin mưa lũ kéo dài rác thải tập trung với khối lượng rất lớn gây trở ngại, nguy hiểm cho việc đi lại của người dân trong lòng hồ và nguy cơ ô nhiễm. Người dân sở tại cũng như các cơ quan truyền thông đã phản ánh lên cơ quan có thẩm quyền. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An (TNMT) đã lập đoàn kiểm tra.

Anh Giang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nghệ An: Xử lý tình trạng rác thải ở thủy điện Bản Vẽ