Nhận biết cơn đau thắt ngực đe dọa nhồi máu cơ tim?

Nhật Lệ (T/h)|03/11/2019 07:21
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Bệnh thiếu máu cơ tim là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến, nhiều khả năng dẫn đến nhồi máu cơ tim, khiến cơ tim bị hoại tử, đe dọa tính mạng.

Bệnh thiếu máu cơ tim (hay còn gọi là thiếu máu cục bộ cơ tim) là bệnh lý xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm, khiến cho tim không tiếp nhận đủ lượng oxy cần thiết cho hoạt động co bóp tống máu. Lượng máu đến tim giảm là hậu quả của sự tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ các nhánh của động mạch tim (động mạch vành).Thiếu máu cơ tim làm giảm khả năng bơm của tim, gây tổn thương cơ tim, nhiều trường hợp dẫn đến loạn nhịp tim và nhồi máu cơ tim. Sự tắc nghẽn đột ngột của động mạch vành có thể gây ra nhồi máu cơ tim

Ảnh minh họa

Thiếu máu cơ tim được chia thành 4 mức độ, ở mức độ càng cao thì bệnh càng nguy hiểm và càng ảnh hưởng tới đời sống của người bệnh, cụ thể:

Độ 1: Ở mức độ này thì những hoạt động thể lực bình thường sẽ không thể gây đau thắt ngực, nó chỉ xuất hiện khi người bệnh hoạt động thể lực rất mạnh.

Độ 2: Cơn đau thắt ngực xuất hiện khi người bệnh leo cầu thang >1 tầng, hoặc đi bộ dài hơn 2 dãy nhà, cần hạn chế một số ít hoạt động thể lực bình thường.

Độ 3: Đau thắt ngực khi đi bộ dài từ 1 đến 2 dãy nhà hoặc leo cao, cần hạn chế đáng kể các hoạt động thể lực thông thường.

Độ 4: Đau thắt ngực ngay cả khi làm việc nhẹ, khi gắng sức nhẹ, các hoạt động thể lực bình thường cũng có thể gây ra các cơn đau.

Một số bệnh nhân thiếu máu cục bộ cơ tim không biểu hiện thành triệu chứng. Tuy nhiên, khi các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện, phổ biến nhất là cơn đau ở vùng ngực, thường là phía bên trái của cơ thể (đau thắt ngực). Ở bệnh nhân nữ, người cao tuổi hoặc người bị đái tháo đường, những biểu hiện của bệnh thiếu máu cơ tim có thể dễ nhận biết hơn, bao gồm: Đau vùng cổ hoặc hàm, đau vai hoặc cánh tay, nhịp tim nhanh, khó thở khi vận động cơ thể, buồn nôn và nôn, đổ nhiều mồ hôi, mệt mỏi.

Không bao giờ là quá muộn để thay đổi những thói quen xấu và xây dựng một lối sống tích cực. Việc thay đổi lối sống góp phần không nhỏ vào sự thành công trong quá trình điều trị bệnh thiếu máu cơ tim. Không hút thuốc, kiểm soát các bệnh lý liên quan, chẳng hạn như tiểu đường, tăng huyết áp cao và rối loạn mỡ máu. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo bão hòa, ăn nhiều ngũ cốc, trái cây và rau quả. Vận động cơ thể thường xuyên và đều đặn.

Nhật Lệ (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Nhận biết cơn đau thắt ngực đe dọa nhồi máu cơ tim?