Phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam

An Bình|18/09/2022 08:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Đề án truyền thông về quyền con người đặt mục tiêu đến năm 2028, 100% cơ quan hành chính nhà nước thực hiện cơ chế phát ngôn và cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về công tác quyền con người.

Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 14-9-2022 phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam (gọi tắt là Đề án) giai đoạn 2023-2028 đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2028, 100% cơ quan hành chính nhà nước thực hiện cơ chế phát ngôn và cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về công tác quyền con người theo quy định để thông tin về tình hình và kết quả công tác quyền con người kịp thời.

quyen-con-nguoi.jpg
Ảnh minh họa

100% cán bộ làm công tác quyền con người, 100% cán bộ làm công tác quản lý thông tin, truyền thông, 100% nhân sự tham gia công tác thông tin đối ngoại của các cơ quan báo chí, 70% cán bộ chủ chốt của các tổ chức chính trị - xã hội được cập nhật thông tin tình hình công tác quyền con người ở Việt Nam, tập huấn kiến thức, kỹ năng truyền thông về quyền con người.

Tổ chức chuỗi triển lãm ảnh, tài liệu lưu trữ về quyền con người ở Việt Nam bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài tại 63 tỉnh, thành phố và một số địa bàn trọng điểm ở nước ngoài.

100% nguồn dữ liệu và sản phẩm truyền thông của Đề án được số hóa, kết nối, sử dụng chung và phổ biến trên không gian mạng để lan tỏa thông tin tích cực, nhân văn. Giảm thông tin sai lệch, tin giả, tin xấu độc xâm hại quyền con người trên không gian mạng xuống còn dưới 10% tổng số thông tin về quyền con người ở Việt Nam; phát hiện, xử lý 90% tin giả, tin xấu độc xâm hại quyền con người trên không gian mạng…

Đề án nêu rõ việc truyền thông tập trung vào 5 nội dung chính, gồm: Luật pháp quốc tế về quyền con người, trong đó, đặc biệt quan tâm tới 7 công ước quốc tế cơ bản về quyền con người mà Việt Nam là thành viên; chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về quyền con người; kết quả nội luật hóa và triển khai thực thi các cam kết quốc tế về quyền con người, các cam kết quốc tế song phương và đa phương mà Việt Nam là thành viên hoặc có kế hoạch gia nhập; tình hình, nỗ lực và thành tựu bảo đảm quyền con người trên các lĩnh vực, trong đó có công tác xóa đói, giảm nghèo, chăm lo đời sống của người dân; các vụ việc, các đối tượng trong nước và nước ngoài, các hành vi lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, quyền con người để vi phạm pháp luật, phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, hình ảnh, uy tín quốc tế của Việt Nam; các ưu tiên trong đối ngoại về quyền con người của Việt Nam.

Bộ Thông tin và Truyền thông là đơn vị chủ trì hướng dẫn kế hoạch thực hiện Đề án; chủ động truyền thông về quyền con người trong chính phủ số, xã hội số, kinh tế số; chú trọng bảo vệ quyền trẻ em trên không gian mạng...

Bài liên quan
  • Triển khai Đề án Bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2022 – 2030 tại Bến Tre
    Nhằm triển khai thực hiện tốt các nội dung của Đề án Bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn tỉnh Bến Tre, UBND tỉnh Bến Tre đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện đề án; xây dựng kế hoạch triển khai đề án khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch cụ thể.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam