Moitruong.net.vn
– Ngang nhiên hoạt động gây ô nhiễm môi trường, xả nước thải chưa xử lý ra sông Rạch Chiếc, nhưng các trạm bê tông này vẫn không bị xử lý
VIDEO CLIP: Quận Thủ Đức, Tp. HCM: Tràn lan Trạm trộng bê tông gây ô nhiễm, bức tử môi trường
Theo tìm hiểu và ghi nhận thực tế của phóng viên Môi trường và Cuộc sống – Moitruong.net.vn. Nhiều năm nay các trạm trộn bê tông hoạt động đã gây tác động trực tiếp đến môi trường và cuộc sống cũng như tình hình an toàn giao thông tại khu vực này. Tại khu vực chân cầu Rạch Chiếc, Km số 7 đường Nguyễn Văn Bá, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức hiện có 04 Trạm trộn bê tông gồm: Trạm bê tông CC1 – Me Kong; Trạm trộn bê tông Rạch Chiếc (Rach Chiec Concrette); bê tông Việt Hàn và trạm trộn bê tông Thế giới nhà.
Thực tế cho thấy, tình trạng bụi bẩn do các trạm bê tông gây ra đang ở mức đáng báo động. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do tại các trạm trộn bê tông không có biện pháp xử lý môi trường, không có cầu xịt rửa lốp trước khi các xe bê tông lưu thông ra đường Nguyễn Văn Bá. Ngoài ra, tại các nền trạm trộn và tuyến đường đi ra không được đổ bê tông nên mỗi khi xe ra vào kéo theo đất, bùn bê tông, cát sỏi làm rơi vãi ra đường gây bụi bẩn, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Ngoài ra, tình trạng các trạm trộn xả nước thải bê tông vô tội vạ không qua xử lý ra sông Rạch Chiếc đã “đầu độc” khiến khúc sống này bao năm qua đang dần trở thành con sông chết.
Các trạm trộng bê tông không thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường nên con đường luôn trong tình trạng bụi mù mịt, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Tại Nhà máy bê tông Thủ Đức CC1 – Me Kong cho thấy, hiện đơn vị này đang chiếm dụng diện tích trái phép khu vực chân cầu đường sắt trên cao Bến Thành – Suối Tiên và lòng lề đường của tuyến đường gom để đậu xe, ngoài ra nước thải bê tông, bã bê tông không được công ty bố trí, lưu giữ theo quy định mà đem đổ thải trái phép ngay dưới chân cầu đường sắt trên cao và bãi kinh doanh vật liệu xây dựng liền kề trạm trộn.
Nhà máy bê tông Thủ Đức CC1 – Me Kong lấn chiếm khu vực chân cầu đường sắt trên cao Bến Thành – Suối Tiên và lòng lề đường của tuyến đường gom để đậu xe
Theo quan sát của PV, đứng tại đây 15 phút có hơn 10 xe bê tông CC1 – Me Kong ra vào rất tập nập, những xe này khi về trạm rồi bơm nước vào bồn để tráng bê tông cũ, sau đó tiến ra khu vực trạm trộn xúc rửa và xả thải ra môi trường. Ngoài ra, những cây xanh bên đường giờ không còn thấy màu xanh mà được phủ bằng một lớp bụi và bê tông trắng xóa.
Bã tê tông và nước thải trong quá trình rửa bồn được Nhà máy bê tông Thủ Đức CC1 – Me Kong đổ thải trái phép ra chân cầu đường sắt trên cao Bến Thành – Suối Tiên
Thâm nhập ra phía sau của nhà máy bê tông Thủ Đức CC1 – Me Kong là điểm xả thải của nhà máy bê tông ra Sông Rạch Chiếc. Tiếp giáp Điểm bán cát Rạch Chiếc thuộc công ty khai thác và vật liệu xây dựng là những dòng nước thải bê tông màu đen xám không được xử lý mà xả thải trực tiếp ra sông Rạch Chiếc. Theo ghi nhận vào hồi 11h ngày 9/4/2019 tại điểm xả thải của Nhà máy bê tông Thủ Đức CC1 – Me Kong, chứng kiến 30 phút tại đây lúc đầu rất ít nước thải, nhưng càng về sau nước thải ngày một nhiều, nhìn những dòng nước thải đen xám không qua xử lý, được nhà máy bê tông Thủ Đức – CC1 – Me Kong xả thải cuồn cuồn ra sông Rạch Chiếc bốc mùi hôi nồng nặc và nổi bọt trắng xóa cả một khúc sông, vậy cơ quan nào sẽ vào cuộc xử lý đình chỉ hành vi xả thải trái phép của nhà máy bê tông Thủ Đức – CC1 – Me Kong này.
Nước thải không qua xử lý từ Nhà máy bê tông Thủ Đức CC1 – Me Kong xả cuồn cuộn ra sông Rạch Chiếc
Cách nhà máy bê tông Thủ Đức – CC1 – Me Kong khoảng 400m là trạm trộn bê tông Thế Giới Nhà tình trạng xả nước thải bê tông tông không qua xử lý ra sông Rạch Chiếc cũng không kém là mấy, tại khu vực trạm trộn bê tông của công ty Thế Giới Nhà phía giáp sông Rạch Chiếc, nền khu sản xuất không được đổ bê tông, nên rất nhầy nhụa, bẩn thỉu, tại đây các xe bồn ra vào quy trình xúc rửa bồn cũng như nhà máy bê tông Thủ Đức CC1 – Me Kong. Tuy nhiên, thay vì phải xây dựng các bể lắng lọc và xử lý nước thải bê tông đảm bảo theo quy định thì tại đây công ty lọc hết sức thô sơ và cứ thế, nước thải bê tông sau khi được các lái xe xúc rửa bồn rồi xả thẳng ra sông Rạch Chiếc. Nhìn những dòng nước thải đục ngày, sủi bọt, trắng xóa chúng tôi không khỏi tiếc thay cho dòng sông Rạch Chiếc thơ mông ngày nào, giờ phải luôn oằn mình chống chọi với những dòng nước thải ô nhiễm của các trạm trộn bê tông tại đây xả ra.
Công ty CP bê tông rạch chiếc không thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường
Nước thải bê tông của Công ty CP bê tông Rạch Chiếc xả thải trực tiếp ra sông Rạch Chiếc, khiến đoạn sông qua đây ô nhiễm nghiêm trọng
Tiếp tục thâm nhập, liền kề trạm trộn bê tông CC1 – Me Kong và bê tông Thế Giới nhà là hai trạm trộn bê tông Bê tông Rạch Chiếc (Rach Chiec Concrette) và trạm trộn bê tông Việt Hàn, hai đơn vị này khu sản xuất cũng bẩn thỉu không kém, chất thải rắn, bã bê tông đổ tràn lan ngoài môi trường, nước thải bê tông không được xử lý theo quy định mà cũng lại xả trực tiếp ra sông Rạch Chiếc, đối với trạm Trộn bê tông Việt Hàn thay vì phải xả thải trực tiếp, công ty dùng máy bơm, rồi bơm nước thải bê tông xả trực tiếp ra môi trường.
Trạm bê tông Thế Giới nhà của Công ty CP VLXD Thế giới nhà cũng vi phạm nghiêm trọng Luật Bảo vệ môi trường
Nền trạm trộn bê tông của Công ty CP VLXD Thế giới nhà không được đổ bê tông nên nhầy nhụa, bẩn thỉu
Nước thải của Công ty CP VLXD Thế giới nhà không được xử lý thải thẳng ra sông Rạch Chiếc
Tại đoạn đường đi ra vào của 3 trạm trộn bê tông Thế Giới nhà; bê tông Rạch Chiếc (Rach Chiec Concrette) và trạm trộn bê tông Việt Hàn thuộc Công ty TNHH sản xuất – thương mại và xây dựng Việt Hàn, khu sản xuất như một bãi chiến trường, mưa thì lầy lội, nắng thì bụi mịt mù. Do các tuyến đường đi lại trong trạm trộn không được đổ bê tông kết hợp không có cầu xịt lốp nên mỗi khi các xe bồn đi ra kéo theo đất, cát, bã bê tông bám vào lốp kéo ra đường gây bụi mù mịt khiến người lao động và người dân mỗi khi lưu thông qua khu vực này hết sức bất bình. Bên cạnh đó, trạm bê tông Việt Hàn còn lắp đặt trái phép 1 cây dầu để cung cấp cho các xe của công ty, việc lắp đặt trái phép này gây nguy cơ cháy nổ cao nhưng không hiểu tại sao các cơ quan chức năng của quận Thủ Đức và Tp. Hồ Chí Minh trong quá trình kiểm tra không phát hiện ra để có biện pháp xử lý dứt điểm.
Khu vực Trạm trộn bê tông Việt Hàn nhầy nhụa đất cát, mưa thì lầy lội, nắng thì bụi mịt mù
Bã bê tông thải không được Công ty TNHH bê tông Việt Hàn thu gom và tập kết đúng nơi quy định mà để ngoài môi trường không có biện pháp che chắn
Nguy hiểm hơn, Công ty TNHH sản xuất – thương mại và xây dựng Việt Hàn tự ý lắp đặt cột bơm dầu để cung cấp cho các phương tiện của Công ty khi chưa được các cơ quan chức năng cấp phép
Theo một công nhân tại đây cho biết: “tình trạng các trạm trộn bê tông hoạt động ở đây bụi dữ lắm nhiều năm nay rồi, suốt ngày, suốt tháng đều phải hít no bụi đường và bụi bê tông do các trạm trộn gây ra. Hiện các trạm trộn thuê đất của công ty 14 thuộc tổng công ty xây dựng số 1, hồi xưa khu vực này không có trạm trộn và bụi như bây giờ đâu, khoảng 5 năm trở lại đây có sự xuất hiện 04 trạm trộn bê tông này thì tình hình bụi bẩn mới nhiều như vậy, mùa này bụi lắm, họ có tưới nước thường xuyên đâu, các anh nhìn cây xanh ven đường mà xem, bụi phủ kín trắng xóa luôn. Ngoài ra, nước thải bê tông không biết họ có xử lý hay không nhưng đều được xả thải hết ra sông Rạch Chiếc sủi bọt trắng xóa”
Ngoài ra, cũng theo người lao động, các trạm trộn hoạt động hiện không có đầy đủ các thủ tục bảo vệ môi trường, giấy phép xây dựng và cũng đã nhiều lần bị xử phạt về môi trường. Tuy nhiên, đến nay các trạm trộn vẫn không nghiêm túc chấp hành và đưa ra những biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Vậy trách nhiệm UBND quận Thủ Đức và Sở, ngành chức năng của thành phố Hồ Chí Minh đến đâu?
Tòa soạn Môi trường và Cuộc sống – Moitruong.net.vn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc trong bài tiếp theo.
Moitruong.net.vn
– Cứ sẩm tối hoặc về đêm là những dòng nước màu trắng đục chứa hóa chất chảy từ Công ty Khóa Việt Tiệp ra môi trường khiến tôm, cá không thể sống nổi
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Sáng 16/5, chỉ số AQI tại Hà Nội và TP.HCM cùng đạt mức 122 – ngưỡng "không tốt cho nhóm nhạy cảm". Một số khu vực ở Hà Nội ghi nhận mức ô nhiễm lên mức màu đỏ - "Không lành mạnh".
Tỉnh Đắk Lắk hiện có gần 128.000 ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, nhưng đến nay mới thu hồi được khoảng 1.460 ha. Việc xử lý gặp nhiều khó khăn do di cư tự do, vi phạm phức tạp và thiếu nguồn lực.
Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng, mỗi ngày, TP. Hải Phòng phát sinh khoảng 2.010 tấn chất thải rắn sinh hoạt – con số đang không ngừng tăng theo thời gian. Đây là một thách thức lớn đối với công tác quản lý, xử lý rác thải và bảo vệ môi trường đô thị.
Trước tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, khô hanh và không có mưa nhiều ngày qua, Cục Lâm nghiệp và lực lượng Kiểm lâm (thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã phát đi cảnh báo nguy cơ cháy rừng tại 70 khu vực ở khu vực Nam Bộ trong ngày 6/5.
Trước phản ánh của báo chí và sự bức xúc kéo dài của người dân về tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng tại tuyến mương chảy qua địa bàn phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã yêu cầu khẩn trương kiểm tra, xử lý và báo cáo kết quả trước ngày 7/5/2025.
Trong quá trình tái chế dầu thải, cơ sở của Bùi Quốc Giang đã đổ hàng tấn bã dầu khô nguy hại vào một hố đào dài 14m, nằm ngay bên ngoài xưởng tái chế.
Khai thác khoáng sản đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nhưng cũng đang để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho môi trường và hệ sinh thái ở Việt Nam. Bài viết phân tích thực trạng hoạt động khai khoáng hiện nay, đặc biệt là các sai phạm trong cấp phép, quản lý, giám sát môi trường; đồng thời đánh giá tác động tới tài nguyên, đất, nước, không khí và đa dạng sinh học.
Xe điện không chỉ góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế mà còn giúp làm sạch giao thông, giảm ô nhiễm không khí và tăng cường an ninh năng lượng cho Ấn Độ.
Theo quyết định, việc thanh tra sẽ tiến hành ở các hoạt động quản lý, cấp phép, khai thác mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh. Đối tượng thanh tra là Sở Nông nghiệp và Môi trường, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan. Thời kỳ thanh tra được xác định từ ngày 1/1/2019 đến ngày 30/6/2024.
Với khả năng phục hồi và các biện pháp giảm thiểu có quy mô lớn hơn và hiệu quả hơn, các nền kinh tế toàn cầu có thể giảm thiểu thiệt hại về kinh tế và mất mát về con người.
Thứ Năm, ngày 15/5/2025, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV tiếp tục ngày làm việc thứ mười tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Sáng 16/5, chỉ số AQI tại Hà Nội và TP.HCM cùng đạt mức 122 – ngưỡng "không tốt cho nhóm nhạy cảm". Một số khu vực ở Hà Nội ghi nhận mức ô nhiễm lên mức màu đỏ - "Không lành mạnh".
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 932/QĐ-TTg ngày 15/5/2025 phê duyệt danh sách thành viên và chức năng, nhiệm vụ của Tổ Công tác cải cách hành chính (Tổ Công tác).