Quảng Bình: Bảo tồn bền vững loài Vượn siki tại vùng đa dạng sinh học trọng điểm

Thanh Thanh|29/07/2024 18:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Bình đã có Quyết định số 2133/QĐ-UBND về việc phê duyệt khoản viện trợ Dự án Bảo tồn bền vững loài Vượn siki (Nomascus siki) tại vùng đa dạng sinh học trọng điểm Trường Sơn, Việt Nam.

Đây là dự án do Quỹ Arcus Foundation tài trợ với nguồn vốn không hoàn lại 250.000 USD tương đương 6.062.750.000 VNĐ nhằm góp phần bảo tồn bền vững loài Vượn siki cực kỳ nguy cấp ở Việt Nam.

Dự án sẽ được thực hiện tại huyện Quảng Ninh đến hết ngày 31/12/2026 với các kết quả chủ yếu: Năng lực quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Quảng Ninh cũng như năng lực bảo tồn loài của cán bộ kỹ thuật được tăng cường, góp phần cải thiện công tác bảo tồn rừng và động vật hoang dã của địa phương.

bao-ton-vuon.jpg
Trong phạm vi phân bố ban đầu, Vượn đen Siki vẫn phổ biến ở các mảng rừng lớn còn lại ở Lào, nhưng ở Việt Nam, các quần thể phân bố rải rác do bị con người xâm lấn môi trường sống để khai thác gỗ và canh tác

Cùng với đó, thông qua dự án, các mô hình thí điểm phát triển sinh kế bền vững cho các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng trong vùng đệm của rừng phòng hộ huyện Quảng Ninh được xây dựng và thực hiện, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, giáp áp lực lên rừng tự nhiên

Ngoài ra còn có cơ chế hợp tác giữa Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Quảng Ninh, các cộng đồng vùng đệm và các cơ quan thực thi pháp luật lâm nghiệp được xây dựng để bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng hiệu quả hơn.

Trong phạm vi phân bố ban đầu, Vượn đen Siki vẫn phổ biến ở các mảng rừng lớn còn lại ở Lào, nhưng ở Việt Nam, các quần thể phân bố rải rác do bị con người xâm lấn môi trường sống để khai thác gỗ và canh tác. Số lượng loài được cho là đã giảm 50% trong 45 năm qua và hiện tại Vượn Siki được xếp vào nhóm các loài cực kỳ nguy cấp; loài vượn này được bảo vệ hợp pháp tại Việt Nam.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Quảng Bình: Bảo tồn bền vững loài Vượn siki tại vùng đa dạng sinh học trọng điểm