Quảng Ngãi: Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở trọng điểm, nguy cơ cao

Vũ Thành|24/04/2023 07:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo ngành chức năng triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC, chú trọng kiểm tra an toàn PCCC tại các cơ sở trọng điểm, nguy cơ cao.

Mới đây, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với 2 dự án cấp nước trong KKT Dung Quất. Đó là, dự án Cấp nước thô cho Khu liên hợp sản xuất Gang thép Hòa Phát Dung Quất (Khu liên hợp); cải tạo, nâng cấp kênh chính Bắc, kênh B7 hệ thống kênh thủy lợi Thạch Nham. Đây là 2 dự án quan trọng đảm bảo cấp nước phục vụ hoạt động cho 2 nhà máy lớn trong KKT Dung Quất, gồm sản xuất gang thép và sản xuất bột giấy. Đồng thời, cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho các nhà máy khác khi có nhu cầu.

phong-chay-chua-chay.png
Quảng Ngãi tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở trọng điểm, nguy cơ cao

Thượng tá Nguyễn Văn Hùng - Trưởng phòng Cảnh sát PCCC & CNCH (Công an tỉnh) cho biết, thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC. Nổi bật là, tăng cường kiểm tra, thanh tra, thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC theo quy định của pháp luật. Trong đó, chú trọng kiểm tra an toàn PCCC tại các cơ sở trọng điểm, nguy cơ cao về cháy, nổ. Năm 2022 và quý I/2023, qua kiểm tra, lực lượng cảnh sát PCCC đã phát hiện, xử lý 160 cơ sở, xử phạt vi phạm hành chính hơn 1,65 tỷ đồng; đình chỉ và tạm đình chỉ 24 cơ sở vi phạm. Qua đó, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế xảy ra các vụ cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Tuy nhiên, thời gian qua, công tác PCCC & CNCH trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại, hạn chế như: Một số công trình, cơ sở chuyển đổi công năng không đúng quy hoạch, mục đích sử dụng đất và hồ sơ thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Điều này làm ảnh hưởng đến giao thông, khoảng cách an toàn, dẫn đến không đủ điều kiện để thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC. Một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, người đứng đầu đơn vị, doanh nghiệp thiếu sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCCC.

Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCCC & CNCH chưa cao. Phong trào toàn dân tham gia PCCC chưa được thực hiện thường xuyên và sâu rộng. Một số trụ sở làm việc của cơ quan, ban, ngành, trường học, trạm y tế... chưa được bố trí kinh phí cho công tác PCCC & CNCH. Nhiều vi phạm về PCCC chưa được khắc phục. Cụ thể, trong tháng 1 và 2/2023, qua kiểm tra, lực lượng công an phát hiện 405 cơ sở hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC; 23 cơ sở có công trình đã nghiệm thu về PCCC, nhưng trong quá trình hoạt động đã cải tạo, thay đổi công năng mà phần cải tạo, thay đổi chưa được nghiệm thu về PCCC...

Để khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác PCCC, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới. Trong đó, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân hiểu rõ và chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC & CNCH. Trong PCCC lấy phòng ngừa là “cơ bản - chiến lược - lâu dài” với phương châm “từng nhà an toàn - từng nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp an toàn - từng khu phố an toàn - từng xã, phường, thị trấn an toàn”. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc chấp hành các quy định về PCCC. Đề cao hơn nữa ý thức phòng ngừa, nâng cao kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống cháy, nổ, sự cố, tai nạn của người dân trong công tác PCCC & CNCH...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quảng Ngãi: Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở trọng điểm, nguy cơ cao