Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, từ đầu năm 2024 đến nay, dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 329 cơ sở chăn nuôi ở 148 thôn, 61 xã thuộc các huyện: Tư Nghĩa, Ba Tơ, Sơn Tịnh, Bình Sơn, Đức Phổ, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Nghĩa Hành, Mộ Đức và thành phố Quảng Ngãi, với tổng số lợn mắc bệnh tiêu hủy bắt buộc 3.543 con, tổng khối lượng tiêu hủy 170.486kg.
Để chủ động phòng, chống, kiểm soát dịch tả lợn châu Phi kịp thời, hiệu quả, bảo đảm nguồn cung thịt lợn trong thời gian đến, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các sở ngành chức năng và địa phương tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh.
Theo đó, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, trực tiếp chỉ đạo, huy động các nguồn lực của địa phương để xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới; xử lý, tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh, lợn chết, chủ động triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh theo đúng quy định của pháp luật; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển lợn bệnh, vứt xác lợn chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.
Phổ biến việc chăn nuôi an toàn sinh học sau dịch bệnh theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất khu vực chuồng nuôi và thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
Rà soát, thống kê cụ thể, chính xác nhu cầu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi và hóa chất khử trùng tiêu độc để chống dịch; trên cơ sở đó, phê duyệt ngay kế hoạch chống dịch, ưu tiên bố trí kinh phí mua vaccine dịch tả lợn châu Phi, hóa chất thực hiện tiêm phòng đạt tỷ lệ 100% diện tiêm và khử trùng tiêu độc xử lý ổ dịch theo quy định.
Tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về tính chất nguy hiểm của bệnh dịch tả lợn châu Phi, nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan, các biện pháp phòng dịch bệnh và sử dụng vaccine dịch tả lợn châu Phi cho đàn lợn thịt theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tăng cường kiểm soát chặt việc vận chuyển lợn, đặc biệt là vận chuyển, buôn bán lợn để nuôi thương phẩm và lợn đến cơ sở giết mổ, nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan; tổ chức giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển lợn, sản phẩm lợn bất hợp pháp; rà soát, củng cố, bố trí đầy đủ lực lượng chuyên môn thú y các cấp đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch bệnh nhất là tại những nơi đang có dịch hoặc có nguy cơ xuất hiện dịch.
Dịch tả lợn châu Phi chủ yếu gây hại cho ngành chăn nuôi lợn, nhưng cũng có những tác động gián tiếp và lâu dài đối với môi trường. Các ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi đến môi trường có thể bao gồm:
1. Tác động đến hệ sinh thái
Khi dịch bệnh xảy ra, nhiều trang trại chăn nuôi lợn sẽ phải tiêu hủy hoặc bỏ đi lượng lớn lợn mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh. Điều này có thể dẫn đến việc quản lý chất thải và xác động vật trở thành vấn đề môi trường nghiêm trọng. Nếu không xử lý đúng cách, xác lợn có thể thải ra các chất độc hại hoặc mầm bệnh vào đất và nguồn nước, làm ô nhiễm môi trường.
2. Sự thay đổi trong việc sử dụng đất
Khi dịch bệnh tàn phá ngành chăn nuôi, một số trang trại có thể bỏ trống hoặc chuyển đổi sang các hình thức canh tác khác. Điều này có thể dẫn đến sự thay đổi trong việc sử dụng đất, với nguy cơ mất cân bằng sinh thái, làm giảm tính đa dạng sinh học hoặc làm gia tăng việc phá rừng để lấy đất nông nghiệp.
3. Tác động đến nguồn nước
Quản lý chất thải từ động vật là một thách thức lớn trong quá trình tiêu hủy lợn bệnh. Nếu các phương pháp xử lý chất thải không đúng cách, các chất thải này có thể làm ô nhiễm nguồn nước ngầm hoặc bề mặt, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước, ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh và các cộng đồng phụ thuộc vào nước cho sinh hoạt và sản xuất.
4. Ảnh hưởng đến sức khỏe đất
Việc tiêu hủy lợn và các sản phẩm từ lợn có thể làm giảm sự giàu có của đất, nhất là khi những xác động vật bị vứt bỏ hoặc không được xử lý đúng cách. Điều này có thể làm giảm chất lượng đất và ảnh hưởng đến khả năng canh tác, đặc biệt là trong các khu vực có mật độ chăn nuôi cao.