Rắn lục đuôi đỏ “tấn công” sau lũ, người dân bất an

Phạm Huyền (t/h)|06/01/2017 02:22
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn)

(Moitruong.net.vn) Từ đầu tháng 12 đến nay, khoa này đã đã tiếp nhận 24 ca nhập viện vì bị rắn cắn trong đó có tới 90% là rắn lục đuôi đỏ.

Theo Soha.vn, ngày 4/1, bác sĩ Võ Bảo Dũng, Trưởng khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, cho biết đang tiếp nhận và điều trị nhiều bệnh nhân trúng độc do bị rắn lục đuôi đỏ cắn.

Theo bác sĩ Dũng, từ tháng 12/2016 đến nay bệnh viện Đa khoa Bình Định đã tiếp nhận 24 ca bệnh.

“Đây là số bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn gây ngộ độc cao kỷ lục từ trước đến nay. Hiện nay, mỗi ngày bệnh viện phải tiếp nhận từ 3 đến 4 ca. Bệnh nhân tập trung chủ yếu ở các địa phương vừa có lũ lớn như huyện Tuy An, Tuy Phước, Hoài Ân, TP Quy Nhơn”, bác sĩ Dũng nói.

Trên Dân Trí có đưa, trường hợp thai phụ Lê Thị Phụ (42 tuổi, trú xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân) chỉ còn vài ngày nữa là sinh con nhưng bàn chân đang sưng tấy, bầm tím vì bị rắn lục đuôi đỏ cắn khi xuống bếp ngày 29/12, khi nước lũ rút, Chị Phụ nhanh chóng được đưa đến Trạm xá xã để sơ cứu rồi chuyển đi bệnh viện huyện và chuyển vào bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định cấp cứu.

inmg_87654-tinmoi23

Rắn lục đuôi đỏ liên tiếp “tấn công” người dân sau lũ

Ông Nguyễn Ngọc Phương (trú đường Hùng Vương, TP Quy Nhơn), cho hay đang phải chăm sóc cháu nội tại bệnh viện cũng vì rắn lục đuôi đỏ tấn công.

Theo ông Phương, cháu nội 7 tuổi đang chơi ở sân nhà thì bỗng dưng la hét. Cả gia đình chạy ra thì phát hiện trên chân có vết răng do rắn cắn.

“Chúng tôi tìm kiếm để xem loại rắn cắn thì phát hiện đó là con rắn lục đuôi đỏ to gần bằng ngón chân cái. Ở Quy Nhơn từ trước đến nay chúng tôi rất hiếm khi thấy loài rắn này”, ông Phương cho hay.

Bác sĩ Dũng cho hay rắn lục đuôi đỏ thường không chủ động cắn người. Người dân bị tấn công do vô tình bị dẫm phải hoặc trêu chọc con vật.

“Rắn lục đuôi đỏ cắn thường không nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chuyển nặng dẫn đến rối loạn đông máu. Vị trí bị rắn cắn có thể sưng bầm, phù nề”, bác sĩ Dũng cho hay.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, khi bị rắn độc cắn, người bệnh cần rửa vết thương; cởi bỏ đồ trang sức ở chi bị cắn tránh gây chèn ép khi chi sưng nề. Chú ý không để bệnh nhân tự đi lại, bất động chi bị cắn bằng nẹp. Đặc biệt, khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, người bệnh không chích rạch tại vết cắn; thay vào đó có thể nặn, hút máu tại vết cắn để loại trừ bớt nọc độc… Sau đó, bệnh nhân cần được vận chuyển nhanh chóng tới các khoa Cấp cứu hoặc khoa Hồi sức chống độc.

Để phòng rắn cắn, người dân cần phát quang bờ cây bụi rậm quanh nhà, không bắc giàn hoa, dây leo… ở sân trước nhà. Trồng sả hoặc rắc bột lưu huỳnh quanh nhà là những biện pháp xua đuổi rắn nên áp dụng, nhất là ở những vùng có nhiều rắn. Khi vào rừng hoặc những nơi nghi có rắn lục phải đội mũ rộng vành, mặc quần áo dài, đi giày cao cổ và nên khua gậy xua đuổi rắn.

Phạm Huyền (t/h)

   

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Rắn lục đuôi đỏ “tấn công” sau lũ, người dân bất an