“Robot cướp việc” sẽ khiến hàng triệu lao động Việt Nam thất nghiệp

Theo Enternews.vn|09/07/2018 00:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Tương lai mất việc của hàng triệu lao động Việt Nam trước sự tiến công “vũ bão” của máy móc kỹ thuật cao, tự động hóa, robot là lo ngại sát thực. Làm thế nào để thích ứng được với sự thay đổi tất yếu đó là câu hỏi được các chuyên gia trăn trở thảo luận. Theo cập nhật thị trường lao động số 16, quý IV/2017 do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở Việt Nam chỉ chiếm 21,8% tổng lực lượng lao động. Phần lớn lực lượng lao động Việt Nam không có kỹ năng cần thiết và thiếu tay nghề, các công việc hiện có được trả lương thấp và làm việc trong môi trường độc hại cao.

(Moitruong.net.vn) – Trước sự tiến công “vũ bão” của máy móc kỹ thuật cao, Nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) dự báo rằng, trong 2 thập niên tới, 86% người lao động Việt Nam trong ngành dệt máy – da giày có thể phải đối mặt với nguy cơ mất việc vì sự “xâm nhập” của robot.

Theo ILO, 86% người lao động Việt Nam trong ngành dệt máy- da giày và 3/4 lao động trong ngành điện- điện tử có thể phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm cao do tự động hóa

Chính vì vậy, theo ông Nguyễn Thanh Hưng – Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết “cần phải dự tính kịch bản khi mà các tập đoàn đa quốc gia đang hiện diện ở Việt Nam có thể thực hiện những bước đi thay thế công nhân đang sản xuất bằng robot và “đưa dây chuyền sản xuất trở lại quê hương”.

Đồng quan điểm, ông Chang Hee Lee, Giám đốc ILO tại Việt Nam nhấn mạnh về thiếu hụt nhân lực có tay nghề cao và khoảng cách giữa đào tạo lao động và nhu cầu tuyển dụng thực tế hiện nay tại Việt Nam. Cần phải có một lực lượng lao động chất lượng cao, được đào tạo một cách bài bản và phù hợp với nhu cầu thực tiễn để thích ứng với những thay đổi và thách thức của thị trường lao động trong nước cũng như quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay.

Theo ông Phan Quốc Huy, Giám đốc công ty National Fortune,nhu cầu đào tạo lại nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế hiện nay trở nên vô cùng cấp bách. “Các doanh nghiệp nên đầu tư vào công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, cung cấp thông tin về nhu cầu tuyển dụng, giúp các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo sát với nhu cầu thực tiễn” – ông Huy khẳng định.

Ông Đỗ Văn Long – Giám đốc Vùng Infinity Blockchain Labs cho biết “lao động có thể bị thay thế bởi máy móc nhưng máy móc không thể thay thế hoàn toàn cho con người”.

Chính vì vậy, kế hoạch 5 năm 2016 – 2020 không phải tăng trưởng được bao nhiêu, vấn đề sống còn là Việt Nam là có đổi mới được mô hình tăng trưởng thích ứng được với môi trường cạnh tranh mới hay không.

Theo Enternews.vn

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
“Robot cướp việc” sẽ khiến hàng triệu lao động Việt Nam thất nghiệp
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.