Sự gia tăng dân số và những áp lực đối với môi trường

Hoàng Anh|05/10/2022 14:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Dân số và môi trường là 2 yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, sự gia tăng dân số đã gây sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường do hoạt động khai thác quá mức phục vụ nhu cầu của con người.

Sự gia tăng dân số đã gây sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu của con người. Gia tăng dân số cơ học tạo ra các nguồn rác thải lớn, đồng thời gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, nhất là tại khu vực đô thị và các làng nghề.

Khi dân số tăng lên hàng tỷ người thì họ cũng sinh sống trên một hành tinh duy nhất. Nhưng điều đáng nói, mức độ tiêu thụ tài nguyên của họ hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, một người ở mức thượng lưu sẽ tiêu thụ lượng tài nguyên đáng kể nên trái đất chỉ có sức chứa khoảng 2 tỷ người. Nhưng nếu mọi người có cách tiêu thụ thực sự cần thì sức chứa sẽ cao hơn nhiều.

dan-so-1-.jpg
Sự gia tăng dân số đã gây sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường

Các nước đang phát triển có tỷ lệ nghèo đói và khả năng tiếp cận giáo dục, y tế thấp hơn. Nhưng các nước phát triển lại có tỷ lệ sinh thấp hơn. Chỉ tính riêng năm 2015, khoảng 80% dân số thế giới thuộc các quốc gia kém phát triển. Điều này càng tạo ra nhiều áp lực đối với môi trường.

Con người đang dần tiếp cận nhiều hơn đến khái niệm đô thị hóa. Năm 1960, ít hơn 1/3 dân số sống ở thành số và đến năm 2014 thì khoảng 54%, dự kiến con số này sẽ tăng lên 66% vào năm 2050. Nhưng tại các nước đang phát triển, việc di cư đến đô thị lại gián tiếp hình nhiều khu ổ chuột, nghèo đói, tăng mức độ ô nhiễm cao hơn.

Áp lực đặt lên tại các thành phố sẽ liên quan đến các nguồn tài nguyên như nước, năng lượng và lương thực. Đồng thời ô nhiễm từ phương tiện giao thông, nước thải, chất thải rắn cũng ngày càng nghiêm trọng.

Trên phạm vi toàn cầu, dân số tăng làm phát triển kinh tế nhưng lại hủy hoại môi trường. Các quốc gia kém phát triển có mức độ hoạt động công nghiệp thấp càng tăng mức độ tàn phá môi trường. Còn các nước phát triển không ngừng cải tiến công nghệ và hiệu quả về năng lượng để giảm tác động đến môi trường.

Dân số tăng kéo theo nạn phá rừng


Phá rừng là một trong những nguyên nhân gây ra nạn ô nhiễm môi sinh, mất cân bằng sinh thái, dẫn đến sự biến đổi khí hậu thất thường, bão lụt, lũ quét, lở đất và phát sinh nhiều loại dịch bệnh. Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Môi trường Mỹ, mỗi năm bình quân trên thế giới có khoảng 33 triệu hécta rừng bị phá vì nhiều mục đích khác nhau đã tạo ra hơn 1,5 tỷ tấn CO2 vào môi trường, chiếm đến 20% lượng khí thải nhân tạo gây hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất nóng lên. Bên cạnh đó, với nạn phá rừng như hiện nay, người ta ước tính tới năm 2050 có tới hai tỷ người, tức 20% dân số thế giới sẽ bị thiếu nước.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nạn phá rừng, theo Cục Kiểm lâm - Bộ NN và PTNT là do áp lực về dân số tăng cơ học như di cư tự do ở các vùng có rừng.

Vì lợi ích trước mắt, người dân sinh sống ở khu vực có rừng đã phá rừng lấy đất canh tác, trồng cây công nghiệp có thu nhập cao hơn. Đặc biệt, nạn sang nhượng đất với giá cả từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi hécta diễn ra khá phổ biến. Một số địa phương đã cho phép xây dựng, triển khai dự án cải tạo rừng một cách ồ ạt nhưng không thực hiện đúng quy hoạch, không làm tốt công tác tuyên truyền, khiến người dân có tâm lý sợ hết đất và bao chiếm đất, phá rừng trái pháp luật.

Dân số tăng... rác thải gia tăng


Trong những năm qua, do yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế, nhiều khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) đã được hình thành. Những KCN, CCN đi vào hoạt động, thu hút số lượng lớn lao động từ các nơi đến tạo nên sự gia tăng dân số cơ học tại các khu vực này. Mặt khác, do yêu cầu mưu sinh, nhiều lao động nông thôn, di cư tự do ra các đô thị lớn là cho dân số tại các đô thị nước ta tập trung quá đông khiến môi trường sống ở khu vực đô thị trở nên ngột ngạt. Thiếu nước sạch sinh hoạt, ô nhiễm không khí, tiếng ồn do lượng phương tiện giao thông nhiều... đặc biệt là rác thải sinh hoạt gia tăng gây sức ép lớn về môi trường.

dan-so-1-.jpg
Thiếu nước sạch sinh hoạt, ô nhiễm không khí, tiếng ồn do lượng phương tiện giao thông nhiều... đặc biệt là rác thải sinh hoạt gia tăng gây sức ép lớn về môi trường

Trong nhiều thập kỷ qua, diện tích đất canh tác trên trái đất tăng hơn 450%. Những thay đổi mục đích sử dụng đất tác động lớn đến hệ sinh thái. Trong chuyển đổi sang mục đích nông nghiệp thường dẫn đến xói mòn, hóa chất trong phân bón làm suy thoái môi trường đất. Phá rừng không chỉ làm tăng tình trạng xói mòn mà còn giảm khả năng giữ nước đã làm tăng mức độ nghiêm trọng của bão, lũ lụt. Khi con người có nhu cầu dùng đất tăng sẽ làm mất đi môi trường sống giữa các loài.

Để bảo vệ Trái đất và thế hệ tương lai, chúng ta cần các giải pháp để làm giảm ô nhiễm môi trường, tăng cường các tác động tích cực đến Trái đất như: sử dụng các nguồn tài nguyên vô hạn như năng lượng mặt trời, năng lượng gió thay vì đốt nhiên liệu hóa thạch; các hoạt động trồng cây, phủ xanh đồi trọc,… Hãy để Trái đất và thế hệ tương lai được sống khỏe.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Sự gia tăng dân số và những áp lực đối với môi trường
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.