Tăng cường các giải pháp thúc đẩy du lịch bền vững, bảo vệ môi trường và văn hóa địa phương

Mai Hạ|27/12/2024 08:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Để thu hút khách du lịch quốc tế đến và quay trở lại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị Về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững. Việt Nam đang tích cực khai thác các điểm mạnh chiến lược để tăng cường khả năng cạnh tranh trong đó có các giải pháp thúc đẩy du lịch phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và văn hóa địa phương.

Ngày 26/12, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức “Diễn đàn Dịch vụ logistics hàng không cho phát triển thương hiệu điểm đến du lịch Việt Nam: Mở rộng thu hút du lịch khách quốc tế đến và quay trở lại Việt Nam” .

Trong bối cảnh ngày càng nhiều quốc gia cạnh tranh mạnh mẽ để thu hút khách du lịch quốc tế, Việt Nam đang tích cực khai thác các điểm mạnh chiến lược để tăng cường khả năng cạnh tranh. Ngày 18/05/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững. Đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch, trong đó có việc cải thiện hạ tầng và dịch vụ logistics, bao gồm logistics hàng không, để nâng cao trải nghiệm du khách và phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam. Ngày 24/2/2024, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị Về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững. Chỉ đạo các bộ, ngành liên quan, bao gồm Bộ Giao thông Vận tải, nghiên cứu và triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hàng không và logistics, hỗ trợ phát triển du lịch Việt Nam.

26-dl.jpg
Quang cảnh Diễn đàn

Hưởng ứng tinh thần của Nghị quyết, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức “Diễn đàn Dịch vụ logistics hàng không cho phát triển thương hiệu điểm đến du lịch Việt Nam: Mở rộng thu hút du lịch khách quốc tế đến và quay trở lại Việt Nam”.

Theo ông Võ Huy Cường, Nguyên Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thị trường hàng không Việt Nam đã phục hồi bằng mức năm 2019, ước tính sản lượng vận chuyển quốc tế cả năm 2024 đạt hơn 41 triệu lượt khách (tăng 27% so với năm 2023), dự báo thị trường vận tải hàng không quốc tế đến/đi từ Việt Nam trong năm 2025 tiếp tục tăng trưởng trên 10% so với năm 2024. Với tốc độ tăng trưởng trung bình dự báo khoảng 5-6%/năm, thị trường hàng không Việt Nam hứa hẹn sẽ đón khoảng 150 triệu khách vào năm 2035 và 200 triệu khách vào năm 2040, tăng lần lượt 1,9 lần và gần 2,5 lần so với năm 2019. Đây là thời điểm cất cách cho ngành du lịch Việt Nam.

Chính vì thế, Diễn đàn là nơi để các doanh nghiệp lữ hành, hãng hàng không, và các đơn vị logistics chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng sáng tạo nhằm tối ưu hóa dịch vụ du lịch và logistics tại Việt Nam. Qua đó đưa ra các mô hình hợp tác hiệu quả, phát triển các gói dịch vụ tích hợp logistics và du lịch để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách quốc tế. Bên cạnh đó, giúp định hình rõ hơn chiến lược phát triển logistics hàng không nhằm hỗ trợ du lịch, đề xuất các chính sách hỗ trợ và các mô hình liên kết nhằm thúc đẩy ngành du lịch và logistics phát triển bền vững.

26-dl1.jpg
Tăng cường các giải pháp thúc đẩy du lịch bền vững, bảo vệ môi trường và văn hóa địa phương. Ảnh minh họa

Tuy nhiên thời gian qua, giá vé máy bay nội địa tăng cao đã gây tác động bất lợi cho ngành hàng không, du lịch, các ngành kinh tế và sinh kế của người dân địa phương. Bên cạnh đó, thiếu sự hợp tác bài bản giữa các hãng hàng không, địa phương, công ty du lịch cũng khiến 2 ngành này chưa bứt phá như kỳ vọng. Do đó cần có một chiến lược bài bản và sự liên kết hợp tác chặt chẽ với nhiều đơn vị trong và ngoài nước. Đặc biệt cần khai thác, quảng bá tối đa các dịch vụ bán lẻ và các dịch vụ ở sân bay cũng như triển khai thêm các sản phẩm bay giờ sáng sớm và tối muộn với mức giảm giá từ 20-30% giá vé so với mức giá các chuyến bay vào giờ thông thường. Ngoài ra, các công ty lữ hành - du lịch, cơ sở lưu trú, khu vui chơi, điểm tham quan... trên ở các vùng du lịch cũng cần cùng tham gia vào chiến dịch kích cầu các chuyến bay đêm từ đó góp phần thúc đẩy ngành du lịch.

Các kiến thức từ nhiều khía cạnh liên quan được trao đổi trong diễn đàn có thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn các xu hướng toàn cầu, áp dụng công nghệ mới, xây dựng nền tảng thông minh hỗ trợ du khách và tận dụng cơ hội từ chính sách của chính phủ.

Chương trình không chỉ góp phần tăng cường nhận diện thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế, mà còn là nền tảng cho những đổi mới trong công tác quy hoạch và đầu tư hạ tầng. Với tầm nhìn xa hơn, Việt Nam hướng đến trở thành trung tâm logistics hàng không đầy tiềm năng, hỗ trợ một nền công nghiệp du lịch phát triển bên vững và toàn diện.

Bài liên quan
  • Chuyên gia quốc tế chia sẻ 8 bí quyết đưa Cát Bà phát triển du lịch bền vững
    Ông Michael van de Watering – Chuyên gia đầu ngành của Tập đoàn Tư vấn Toàn cầu về các công trình Thích ứng biến đổi khí hậu, Lấn biển, Hàng hải và Công nghệ Xử lý Nước Royal HaskoningDHV khẳng định để phát huy tiềm năng, phát triển bền vững, đảo Cát Bà cần sự chung tay của cả Chính phủ, DN và cộng đồng với 8 việc cần làm ngay.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Tăng cường các giải pháp thúc đẩy du lịch bền vững, bảo vệ môi trường và văn hóa địa phương
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.