Tháng 2/2023, xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt khoảng 6,28 tỷ USD

Anh Hoàng|05/03/2023 07:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 2/2023 đạt trên 3,4 tỷ USD, tăng 18,1% so với tháng trước và tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong hai tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng nông, lâm, thuỷ sản ước đạt gần 12 tỷ USD, giảm 16,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong hai tháng, xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt khoảng 6,28 tỷ USD, giảm 22,5% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu ước khoảng 5,72 tỷ USD, giảm 9,5%; xuất siêu 559 triệu USD, giảm 68,5% so với cùng kỳ năm trước.

thuy-san.jpg
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tháng 2 năm 2023

Trong nhóm ngành hàng nông lâm thủy sản, những mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn cùng kỳ năm trước, như: Chè đạt 25 triệu USD (tăng 5,1%); nhóm rau quả đạt 592 triệu USD (tăng 17,8%); sắn và sản phẩm sắn đạt 283 tỷ USD (tăng 32,7%), sữa và SP sữa đạt 16,2 triệu USD (tăng 10,2%), thịt, phụ phẩm 16,9 tỷ USD (tăng 14,2%).

Những mặt hàng giảm gồm: Cà phê 703 triệu USD (giảm 14,6%), cao su 394 triệu USD (giảm 23,1%), gạo 417 triệu USD (giảm 10,8%), hạt điều 327 triệu USD (giảm 14,3%), hạt tiêu 129 triệu USD (giảm 7,4%), cá tra 133 triệu USD (giảm 64,1%), tôm 251 triệu USD (giảm 54,9%), gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,61 tỷ USD (giảm 34,8%), sản phẩm mây, tre, cói thảm đạt 106 triệu USD (giảm 39,8%).

Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản ước đạt 11,99 tỷ USD, giảm 16,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu khoảng 6,28 tỷ USD, giảm 22,5% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu ước khoảng 5,72 tỷ USD, giảm 9,5%; xuất siêu 559 triệu USD, giảm 68,5% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù, xuất khẩu trong tháng 2 tăng, nhưng kết quả 2 tháng vẫn giảm là bởi xuất khẩu nông lâm thủy sản đã giảm quá sâu trong tháng 1.

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất của nông lâm thủy sản Việt Nam, đạt 1,27 tỷ USD (chiếm 20,2% thị phần). Đứng thứ 2 là Hoa Kỳ khoảng 1,19 tỷ USD (chiếm 19,0% thị phần); thứ 3 là Nhật Bản với giá trị XK đạt 563 triệu USD (chiếm 9,0%); thứ 4 Hàn Quốc với giá trị XK đạt 302 triệu USD (chiếm 4,8%).

Theo Cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường nông sản, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 3,37 tỷ USD. Trong đó, nhóm trái cây tươi, thanh long chiếm tỷ trọng lớn nhất và tiếp đến là sầu riêng, chuối, mít…Với nhóm rau, ớt chiếm tỷ trọng lớn nhất, kế đến là đậu các loại, bắp non, khoai tây.

Trong 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu rau quả đạt 592 triệu USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường chính, chiếm đến 57,5% và tiếp đến là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Với mặt hàng thủy sản, lũy kế 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản đạt trên 1,1 tỷ USD, giảm 26% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó cá tra vẫn giảm sâu 38% đạt 240 triệu USD, tôm giảm 37% đạt 350 triệu USD, cá ngừ giảm 27% đạt 113 triệu USD. Xuất khẩu mực, bạch tuộc và các loại cá biển có xu hướng tích cực hơn với tăng trưởng 6% mỗi loại, đạt lần lượt 103 triệu USD và 273 triệu USD.

Thị trường Mỹ và EU vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục trong tháng 2, nên xuất khẩu vẫn giảm lần lượt 35% và 8% so với cùng kỳ năm 2022. Tính đến cuối tháng 2/2023, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đạt 164 triệu USD, giảm 53%, sang EU giảm 32% đạt 123 triệu USD.

Xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc, các nước CPTPP và một số thị trường khác cũng có xu hướng khả quan hơn. Riêng Hàn Quốc tăng 26% nhập khẩu thủy sản Việt Nam trong tháng 2, khối CPTPP tăng 14%. Tuy nhiên, do giảm mạnh trong tháng 1 nên kết quả 2 tháng đầu năm sang các thị trường này vẫn bị thấp hơn so với cùng kỳ băm trước.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tháng 2/2023, xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt khoảng 6,28 tỷ USD