Thành phố Châu Đốc(An Giang): Tiềm năng và thế mạnh phát triển kinh tế

PV: Xin cám ơn ông!|11/07/2017 04:32
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

PV: Được biết, TP.Châu Đốc phát triển đã đáp ứng được kỳ vọng, khoác lên mình một diện mạo mới, tầm vóc mới . Để có được kết quả như vậy, Đảng bộ và nhân dân thành phố đã phải cố gắng nỗ lực như thế nào, thưa ông?

(Moitruong.net.vn) – Thành phố Châu Đốc là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh An Giang theo Nghị quyết 86/NQ-CP ngày 19/7/2013. Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Thành phố Châu Đốc đã khoác lên mình một diện mạo mới, tầm vóc mới. Hai năm sau ngày được công nhận là Thành phố, Châu Đốc lại được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh An Giang. Để nắm bắt rõ nét và toàn diện hơn về tiềm năng phát triển của Châu Đốc, Phóng viên đã có cuộc trao đổi với Ông Cao Xuân Bá – Chủ tịch UBND TP.Châu Đốc, tỉnh An Giang.

hinh chu tich

Ông Cao Xuân Bá – Chủ tịch UBND thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Ông Cao Xuân Bá: Trong thời gian qua, Đảng bộ và nhân dân thành phố Châu Đốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố, trong điều kiện có nhiều thuận lợi và không ít khó khăn, thách thức đan xen đã dự báo trước như nguồn vốn đầu tư hạn chế, tác động kinh tế thị trường, lạm phát, thiên tai, dịch bệnh, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh biên giới còn diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh đó, thành phố với quyết tâm cao, đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm chủ động vượt qua những khó khăn, thách thức; cùng với sự phấn đấu nỗ lực của các ngành, nhân dân trong thành phố và sự quan tâm, hỗ trợ của UBND tỉnh, các Sở ban, ngành tỉnh, đã đạt kết quả nổi bật:

Được sự hỗ trợ của tỉnh, từ nguồn vốn trung ương, vốn xã hội hóa, đã hoàn thành tuyến đường tránh Quốc lộ 91 (N1), khởi công xây dựng cầu Châu Đốc bắc qua sông Hậu, siêu thị Co.op Mart,… Năm 2016, hệ thống thoát nước của Thành phố được đưa vào hoạt động, và trở thành 01 trong 16 đô thị trên cả nước có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.

Tính đến nay Châu Đốc là đơn vị trực thuộc tỉnh đầu tiên hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới, 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới; 100% hộ dân (cả ở thành thị và nông thôn) đều được sử dụng điện và nước sạch, là đơn vị duy nhất của tỉnh đạt mục tiêu này. Đồng thời không còn nhà ở dột nát, được xây dựng kiên cố, có niên hạn sử dụng 15 năm trở lên; Đường và hẻm toàn thành phố đã có điện chiếu sáng về đêm góp phần bảo đảm an ninh trật tự, tạo thuận lợi cho sinh hoạt của nhân dân. Đây cũng là mô hình đầu tiên của các đô thị trong tỉnh thực hiện đạt mục tiêu này.

Thực hiện kế hoạch “Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2010-2020”, đến nay đã công nhận 23/35 điểm trường, phấn đấu cuối năm 2017 nâng số trường đạt chuẩn quốc gia 27/35 trường là đơn vị dẫn đầu của tỉnh An Giang về xây dựng trường chuẩn quốc gia; Củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế xã, đến nay 100% xã, phường có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.

Các phường, xã được phủ sóng truyền thanh, truyền hình, Iternet; tổ chức và duy trì bản sắc văn hóa các lễ hội truyền thống, đặc biệt Lễ hội Vía Bà Chúa xứ Núi Sam được công nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, và đã được tâm quản lý, thực hiện đúng lộ trình nâng cấp Khu du lịch cấp Quốc gia. Qua đó, hàng năm thu hút du khách đến tham quan.

Việc chăm lo cho hộ nghèo được Đảng bộ thành phố quan tâm thực hiện, những giải pháp rất thiết thực như ngoài những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, thành phố vận động hỗ trợ nhà ở ổn định 30-40 triệu đồng/căn, hỗ trợ vốn sản xuất buôn bán, học nghề để có việc làm, thu nhập, đời sống nâng lên.

Song song với đó, nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuận lợi vào đầu tư tại địa phương, Thành phố đã thành lập Tổ công tác xúc tiến thương mại, du lịch, đầu tư, qua đó tranh thủ được nguồn vốn Ngân sách tỉnh và trung ương đầu tư các dự án hạ tầng du lịch (nâng cấp, cải tạo đường lên đỉnh Núi Sam, tuyến đường đoạn từ đường tránh Quốc lộ 91 đến chợ Vĩnh Đông,… ).

PV: Xin ông có thể cho biết về tiềm năng cũng như vị thế của Châu Đốc?

Ông Cao Xuân Bá: Châu Đốc được biết đến là thành phố du lịch tâm linh, với nhiều di tích văn hóa – lịch sử nổi tiếng, như: Miếu Bà Chúa Xứ, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Phước Điền (còn gọi chùa Hang)… Năm 2015, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Với những điều kiện thuận lợi, TP. Châu Đốc từng bước trở thành một trong những địa phương thu hút nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu và đầu tư nhiều dự án phục vụ du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái…

Khai thác hiệu quả và xác định lĩnh vực dịch vụ – thương mại và du lịch là mục tiêu hàng đầu, tạo đòn bẫy, các bước đột phá để thúc đẩy kinh tế – xã hội. Đồng thời cũng tạo động lực quan trọng để Thành phố phát huy tốt lợi thế và thực hiện tốt hơn vai trò, chức năng là trung tâm dịch vụ – du lịch – thương mại của Tỉnh và khu vực; là một cột mốc khẳng định vai trò của tỉnh An Giang trong Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, việc nâng loại đô thị tạo cho Châu Đốc thế và lực mới trong xu thế hội nhập, góp phần tác động đến sự phát triển của Tỉnh, của vùng biên giới Tây Nam tổ quốc và vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Là cơ hội tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ và thu hút các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào thành phố Châu Đốc.

Cong vien trung tam thanh pho

Công viên Trung tâm Thành phố sạch đẹp – khang trang.

Đến thời điểm này, có nhiều nhà đầu tư triển khai hoặc đăng ký các dự án phát triển du lịch. Điển hình, dự án khu văn hóa tâm linh cáp treo núi Sam, hiện, dự án đang tiến hành giai đoạn I (xây dựng ga đi, khu tái định cư, san lấp mặt bằng, đường dẫn vào nhà ga) và tiếp tục hoàn thành các thủ tục để triển khai giai đoạn II (với quy mô 28 ha).

Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Sao Mai An Giang đã đăng ký đầu tư xây dựng khách sạn quốc tế tiêu chuẩn 5 sao và khu sinh thái nghỉ dưỡng, với vốn đầu tư trên 600 tỷ đồng. Ngoài ra, dự án KDL sinh thái của Công ty TNHH Nguyên Phương với quy mô 12,3 ha, vốn đầu tư dự kiến 178 tỷ đồng. Công ty TNHH MTV Vạn Bình An đăng ký đầu tư KDL lòng hồ Trương Gia Mô và dự án hoa viên núi Sam, với vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng. Ngoài các dự án ở KDL núi Sam, các nhà đầu tư còn đăng ký đầu tư tại các điểm khác trong thành phố, như: Khu sinh thái 100 ha, tại khu đất rừng tràm ở Vĩnh Tế; khu sinh thái bãi bồi Vĩnh Mỹ; khu trung tâm đặc sản vùng, miền của doanh nghiệp Tứ Sơn… “Nhìn chung, tình hình đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn TP. Châu Đốc diễn ra sôi động và có triển vọng phát triển tốt.

Châu Đốc xác định phát triển du lịch là kinh tế mũi nhọn, do vậy Thành phố đang tiếp tục đầu tư và triển khai hàng chục dự án giao thông, đô thị, thương mại và du lịch trên địa bàn nhằm tạo tiền đề đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại.

PV: Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển triển kinh tế – văn hóa – xã hội, TP.Châu Đốc đã có những dịnh hướng như thế nào, thưa ông?

Ông Cao Xuân Bá: Về định hướng phát triển góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2015 – 2020, thành phố Châu Đốc xác định giải pháp trọng tâm về “Huy động các nguồn lực, nhất là các nguồn lực của xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và đô thị”. Để thực hiện giải pháp nêu trên, thời gian tới đây, thành phố Châu Đốc sẽ tập trung lãnh chỉ đạo nhằm tiếp tục huy động có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội gắn với phát triển du lịch gồm những công việc sau:

Thứ nhất, tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng đô thị trên địa bàn thành phố theo từng giai đoạn phát triển dựa trên quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng tỉnh, quy hoạch xây dựng chung thành phố đã được phê duyệt, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; rà soát bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch không khả thi, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế tại địa phương. Lập danh mục thứ tự các dự án đầu tư xây dựng theo kế hoạch, lộ trình nâng cấp đô thị cho từng giai đoạn đảm bảo phù hợp với chương trình, mục tiêu đề ra theo hướng phát triển thành phố bền vững.

Thứ hai, tập trung đầu tư khai thác lợi thế, tiềm năng địa phương về phát triển du lịch, phấn đấu xây dựng thành phố xứng tầm là trung tâm thương mại – dịch vụ – du lịch của tỉnh. Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển chiều sâu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.

Thứ ba, quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực của trong và ngoài nước đầu tư các dự án lớn để tăng thêm số lượng cơ sở lưu trú, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu thi đấu thể thao và vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm và khu ẩm thực tại khu du lịch Núi Sam và thành phố Châu Đốc.  Phấn đấu đạt đô thị loại I vào năm 2020, đảm bảo Châu Đốc là đô thị du lịch văn minh, xanh – sạch – đẹp.

Thứ tư, đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện cải các hành chính, cải thiện môi trường đầu tư. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư, phối hợp sở, ngành tỉnh huy động sự tham gia của các doanh nghiệp nhằm thu hút mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác giảm nghèo, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh và nâng cao chất lượng công tác tổ chức lễ hội xây dựng môi trường văn hóa du lịch gắn với triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng du lịch An Giang năm 2017 và chào mừng 17 năm lễ hội Vía Bà Chúa xứ Núi Sam cấp Quốc gia phục vụ khách du lịch đến với An Giang và thành phố Châu Đốc.

PV: Xin cám ơn ông!

Văn Mười( thực hiện)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thành phố Châu Đốc(An Giang): Tiềm năng và thế mạnh phát triển kinh tế