Tình trạng tan chảy của các tầng đất đóng băng vĩnh cửu thúc đẩy nhanh tốc độ biến đổi khí hậu

Bảo An (t/h)|07/02/2020 02:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Tình trạng tan chảy đột ngột của các tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở Canada, Alaska và Siberia hiện nay có thể làm sản sinh một lượng lớn khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhanh hơn so với dự đoán.

Ngoài ra, tình trạng tan chảy đột ngột của các tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở Canada, Alaska và Siberia hiện nay có thể có thể đẩy nhanh hơn nữa tốc độ biến đổi khí hậu.

Đây là cảnh báo của các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Bắc Cực và Alpes, bang Colorado, Mỹ trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Geoscience mới đây.

Theo bà Merritt Turetsky – chủ nghiệm nghiên cứu này và cũng là người đứng đầu Viện nghiên cứu Bắc cực và Alpes, mặc dù tình trạng tan chảy của tầng đất băng vĩnh cữu sẽ xảy ra ở dưới 20% bề mặt đất đóng băng, song quá trình này lại làm tăng lượng khí thải carbon sản sinh lên tới 50% bởi thực tế các tầng đất này chứa vô số vật chất hữu cơ đông lạnh.

Các nhà khoa học Mỹ phát hiện những tảng băng khổng lồ ở Greenland bị tan chảy không chỉ do thời tiết nóng lên mà còn bởi một sự thật đáng lo ngại ở dưới lòng đại dương.

Chính tình trạng ấm lên của Trái Đất đã khiến tầng băng liên kết đất, đá và cát trong lòng đất bị phân rã, làm phân hủy vật chất hữu cơ đông lạnh nói trên, qua đó tạo ra khí carbon dioxide cùng metan thải ra trong khí quyển.

Các tầng đất đóng băng vĩnh cửu trải rộng một khu vực gần bằng tổng diện tích của Canada và Mỹ, lưu giữ khoảng 1.500 tỷ tấn carbon, gấp 2 lần lượng carbon trong khí quyển và gấp 3 lần khí thải carbon mà các hoạt động của con người thải ra trong không khí kể từ giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp.

Các sông băng tại Bắc Cực là tác nhân lớn nhất trên thế giới khiến mực nước biển dâng cao. Hiện tượng băng tan ở tốc độ ngày càng gia tăng đã khiến mực nước đại dương dâng lên hơn 1mm mỗi năm. Kể từ năm 1971 đến nay, con số này đã lên tới 2,3cm. Trong giai đoạn 2005 – 2015, tổng lượng băng mất đi tại Bắc Cực là 447 tỷ tấn/năm, tương đương cứ mỗi giây lại có 14.000 tấn nước đổ ra biển. Trong giai đoạn 1986 – 2005, lượng băng tan ước tính khoảng 5.000 tấn/giây. Điều này đồng nghĩa tốc độ tan băng ở Bắc Cực giai đoạn 2005 – 2015 diễn ra nhanh gấp gần 3 lần so với giai đoạn 1986 – 2005.

Tính đến hiện tại, tình trạng ấm lên nhanh tại Bắc Cực cũng đang vượt xa so với Nam Cực. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất đó là tốc độ tan băng ở cả hai khu vực này dường như ngày càng diễn biến nhanh một cách đồng thời, khiến mực nước biển sẽ ngày càng dâng cao hơn trong những thập kỷ sắp tới.

Một báo cáo đặc biệt của Liên hợp quốc công bố hồi tháng 9 đã đưa ra 2 kịch bản. Kịch bản đầu tiên nếu thế giới thành công hạn chế mức tăng nhiệt độ của Trái Đất dưới 2 độ C theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, diện tích tầng đất đóng băng vĩnh cửu đến năm 2100 sẽ giảm 24%.

Ở kịch bản thứ 2, nếu lượng khí thải từ các hoạt động sử nhiên liệu hóa thạch vẫn tiếp tục gia tăng trong 50 năm mới, 70% diện tích tầng đất đóng băng vĩnh cửu này sẽ có thể biến mất và điều này đồng nghĩa với việc lượng lớn khí hiệu ứng nhà kính thoát ra không khí.

Bà Turetsky ước tính tình trạng tan chảy của các tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở các vùng hồ đất thấp và đất ngập nước hay vùng đồi núi, có thể giải phóng từ 60 đến 100 tỷ tấn carbon vào năm 2300. 1 tấn carbon tương đương 3,67 tấn carbon dioxide, tương đương lượng khí phát thải toàn cầu ở mức hiện tại trong 8 năm.

Theo bà Turetsky, các dự đoán hiện nay về mô hình khí hậu không tính đến khả năng xảy ra tình trạng các tầng đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy với tốc độ rất nhanh và lượng khí thải phát sinh từ hiện tượng này.

Bảo An (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Tình trạng tan chảy của các tầng đất đóng băng vĩnh cửu thúc đẩy nhanh tốc độ biến đổi khí hậu
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.