TP Hồ Chí Minh hỗ trợ gần 63 tỷ đồng tu sửa cấp bách 23 công trình phòng, chống thiên tai

Thanh Thanh|15/08/2024 14:29
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Các công trình dự kiến sau khi được xây dựng hoàn thành sẽ phát huy hiệu quả phòng, chống triều cường, ngập úng, tiêu thoát nước bảo vệ cho các khu vực có tổng diện tích khoảng 134,53 ha và bảo vệ cho khoảng 7.722 hộ dân.

UBND TP.HCM vừa có văn bản chấp thuận chủ trương sử dụng Quỹ Phòng chống thiên tai thành phố cấp cho Sở NN và PTNT, UBND quận Tân Bình, huyện Củ Chi, TP Thủ Đức để hỗ trợ kinh phí tu sửa cấp bách 23 công trình phòng, chống thiên tai xung yếu năm 2024.

Theo đó, 23 công trình bao gồm: Tu sửa cống SG3 thuộc công trình Đê bao ngăn lũ bờ tả ven sông Sài Gòn đoạn từ cầu Bình Phước đến rạch Cầu Ngang (TP Thủ Đức); gia cố cấp bách các vị trí sạt lở bờ rạch Cầu Sa (quận 12); chống ngập úng tại 4 hẻm (quận Tân Bình); tu sửa 6 mương tiêu thoát nước, rạch, kênh (huyện Củ Chi); tu sửa 11 bờ bao rạch, bao nhánh (TP Thủ Đức). Tổng kinh phí hỗ trợ dự kiến là 62,598 tỷ đồng.

phong-chong-thien-tai.jpg
TP.HCM hỗ trợ gần 63 tỷ đồng tu sửa cấp bách 23 công trình phòng, chống thiên tai

Các công trình này dự kiến sau khi được xây dựng hoàn thành sẽ phát huy hiệu quả phòng, chống triều cường, ngập úng, tiêu thoát nước bảo vệ cho các khu vực có tổng diện tích khoảng 134,53 ha và bảo vệ cho khoảng 7.722 hộ dân.

UBND thành phố đã giao Sở NN&PTNT chỉ đạo đơn vị được giao làm chủ đầu tư tổ chức khảo sát, lập hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện đối với các công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Sở NN&PTNT quản lý; phê duyệt hồ sơ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật và phê duyệt quyết toán theo đúng quy định hiện hành.

Cùng với đó, Sở NN & PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước thành phố chỉ đạo, quản lý cơ quan quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai thành phố căn cứ Quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật được cấp thẩm quyền phê duyệt và tiến độ triển khai dự án, thực hiện thủ tục cấp kinh phí thanh quyết toán các công trình từ nguồn Quỹ Phòng chống thiên tai thành phố cho các địa phương, đơn vị theo quy định.

UBND thành phố cũng giao UBND quận Tân Bình, UBND huyện Củ Chi và UBND TP Thủ Đức có trách nhiệm chỉ đạo đơn vị trực thuộc có chức năng làm chủ đầu tư tổ chức khảo sát, lập hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện xây dựng các công trình, lấy ý kiến chuyên ngành Chi cục Thủy lợi (Sở NN&PTNT).

Đồng thời, phê duyệt hồ sơ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật theo đúng quy định hiện hành và khẩn trương triển khai thi công hoàn thành công trình đưa vào sử dụng. Các đơn vị phải có trách nhiệm kiểm tra hiện trạng các công trình trên địa bàn, đảm bảo an toàn, chủ động thực hiện các biện pháp xử lý các vị trí xung yếu, đảm bảo phòng chống ngập úng, triều cường, tiêu thoát nước theo phương châm “bốn tại chỗ”, đặc biệt là trong các đợt triều cường, mưa lũ năm 2024.

Bài liên quan
  • Kon Tum tăng cường phòng, chống thiên tai, động đất
    UBND tỉnh Kon Tum vừa có Công văn số 2833/UBND-NNTN gửi các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh và UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai, động đất, tai nạn lao động.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
TP Hồ Chí Minh hỗ trợ gần 63 tỷ đồng tu sửa cấp bách 23 công trình phòng, chống thiên tai