Trung Quốc chính thức vận hành nhà máy quang - thuỷ điện lớn nhất thế giới

Hồng Tú|29/06/2023 20:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Theo truyền thông Trung Quốc, nhà máy quang - thuỷ điện lớn nhất thế giới đã bắt đầu sản xuất điện ở cao nguyên phía đông Tây Tạng (Trung Quốc) vào hôm 25/6.

Kela, nhà máy thủy điện kết hợp quang điện lớn nhất thế giới tọa lạc ở khu vực cao nguyên thuộc lưu vực sông Nhã Lung ở tỉnh Tứ Xuyên và có công suất gồm 1 GW từ các tấm pin mặt trời cùng 3 GW của các tổ máy thủy điện, nhà máy Kela có thể sản xuất 2 tỉ kWh điện hàng năm, tương đương với mức tiêu thụ năng lượng của hơn 700.000 hộ gia đình trong một năm.

trung-quoc.jpeg
Nhà máy quang điện Kela ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ảnh: PowerChina Chengdu

Nhà máy này là một phần của nền tảng sản xuất năng lượng tái tạo khổng lồ mà chính phủ Trung Quốc đã lên kế hoạch để nhắm đến mục tiêu cung cấp năng lượng sạch cho 100 triệu hộ gia đình nẳm dọc theo trên chiều dài 1.500 km của sông Nhã Lung.

Nhà máy Kela nằm trên một ngọn núi thuộc huyện Nhã Giang, châu tự trị dân tộc Tạng Garzê, thuộc Tứ Xuyên, có độ cao 4.600 mét so với mực nước biển và cao hơn 1.000 mét so với Lhasa, thành phố nằm ở vị trí cao nhất thế giới, ở vùng Tây Tạng và có diện tích khoảng 16 triệu m2, tương đương 2.000 sân bóng đá tiêu chuẩn. Công trình được xây ở độ cao hơn 4.000 mét so với mực nước biển, trở thành một trong những nhà máy điện cao nhất thuộc loại này trên thế giới

Việc vận hành một nhà máy “lai” giữa năng lượng mặt trời và thuỷ điện nhằm thúc đẩy việc sản xuất năng lượng từ thuỷ điện để hỗ trợ cho quang điện.

Điện do nhà máy quang điện tạo ra được vận chuyển qua các đường dây đến nhà máy thuỷ điện Lưỡng Hà Khẩu, cách đó 50 km. Sau đó, năng lượng do các trạm năng lượng mặt trời và thuỷ điện tạo ra được “tổng hoà” và đưa vào lưới điện.

Thiết kế này giúp đảm bảo sự cân bằng khi quang điện không ổn định, vốn tạo ra nhiều điện hơn vào ban ngày và ít điện hơn ban đêm, nhiều điện hơn vào ngày nắng so với những ngày nhiều mây. Ngoài ra, hệ thống cũng có thể phát điện trong thời gian dài hơn, cho phép quang điện tạo ra điện nhiều hơn trong mùa khô và sản lượng thuỷ điện lớn hơn trong mùa mưa.

Điện do các tấm pin mặt trời tạo ra sẽ được kết nối với nhà máy thủy điện Lưỡng Hà Khẩu, sau đó được tích hợp vào lưới điện, cung cấp thêm 1 triệu kW nữa cho tổ hợp.

Ước tính, dự án sẽ tạo ra 2 tỉ kWh điện sạch mỗi năm, tương đương hơn 600.000 tấn than tiêu chuẩn, giúp giảm hơn 1,6 triệu tấn khí thải CO2, đóng góp đáng kể cho sự phát triển nhanh chóng của ngành năng lượng mới trong khu vực.

Ngoài việc có vai trò đạt được các mục tiêu trung hòa carbon và tối ưu hóa cơ cấu năng lượng quốc gia, dự án còn thúc đẩy sự phát triển của các ngành như nông nghiệp, chăn nuôi, du lịch và giao thông vận tải ở các khu vực dân tộc thiểu số lân cận.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Trung Quốc chính thức vận hành nhà máy quang - thuỷ điện lớn nhất thế giới