Mùa hè 2023, Trung Quốc đối mặt với nguy cơ thiếu điện

Mai Hạ|11/05/2023 12:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Trước diễn biến nắng nóng gay gắt tại châu Á chuẩn bị tấn công, Viện nghiên cứu Năng lượng điện lưới quốc gia Trung Quốc (SGERI) khuyến cáo tình hình cung cấp điện trên toàn quốc trong mùa hè sẽ rất căng thẳng, nguy cơ làm tái diễn tình trạng thiếu điện vào thời gian cao điểm như đã từng xảy ra năm 2022.

11-dg-tu.jpg
Mực nước sông Dương Tử đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi có thống kê vào năm 1865

Trang tin China Energy News dẫn lời Viện nghiên cứu Năng lượng điện lưới quốc gia Trung Quốc (SGERI) khuyến cáo tình hình cung cấp điện trên toàn quốc trong mùa hè sẽ rất căng thẳng. Các tỉnh miền trung, miền đông, miền tây nam có khả năng thiếu hụt khi vào thời gian cao điểm.

Hiện tại, một đợt nắng nóng đang thiêu đốt nhiều khu vực châu Á ngay cả trước khi mùa hè ở Bắc bán cầu chính thức bắt đầu. Việt Nam vừa ghi nhận mức nhiệt trên 44 độ C, Philippines phải cắt ngắn giờ học sau khi hàng chục học sinh nhập viện vì sốc nhiệt, Ấn Độ hứng chịu cảnh mất điện diện rộng do thiếu than và nắng nóng. Nhiều tổ chức nghiên cứu nhận định biến đổi khí hậu làm tăng tần suất xảy ra hiện tượng thời tiết cực đoan.

Tại Trung Quốc, cơ quan khí tượng quốc gia dự báo nhiệt độ ở hầu hết vùng miền vào mùa hè này sẽ tương đối cao, đặc biệt vài khu vực sắp trải qua các đợt nắng nóng định kỳ. Hạn hán cùng mưa bão gây lũ lụt dự kiến xảy ra thường xuyên hơn.

Năm ngoái, nhiệt độ cực cao kết hợp tình trạng thiếu mưa khiến mực nước một số đoạn sông Dương Tử hạ xuống mức thấp kỷ lục. Một số địa phương phụ thuộc thủy điện như Tứ Xuyên và Vân Nam chịu cảnh thiếu năng lượng nghiêm trọng, buộc giới chức địa phương phải đưa ra phương án giảm cung điện cho nhà xưởng để đảm bảo đủ điện cho hộ gia đình. Trong số đơn vị bị ảnh hưởng có hai hãng xe Toyota và Honda.

Vân Nam là trung tâm sản xuất nhôm. Chính sách phân bổ điện vừa được tái triển khai từ tháng 4 sau một đợt hạn hán nghiêm trọng nữa.

Thời tiết cực đoan còn ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, đòi hỏi phải tăng nhập khẩu bù đắp sản lượng mất đi. Dòng chảy thương mại toàn cầu vì vậy mà bị xáo trộn.

Trung Quốc đã chuẩn bị đối phó bằng cách tăng sản xuất than - nguồn điện quan trọng nhất - đồng thời bổ sung điện gió và điện mặt trời. Hàng loạt nhà máy điện than được phê duyệt mở rộng quy mô, đảm bảo chạy hết công suất vào thời điểm căng thẳng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Mùa hè 2023, Trung Quốc đối mặt với nguy cơ thiếu điện