Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất điện than bất chấp mục tiêu giảm khí thải

Hồng Tú|25/04/2023 18:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Trung Quốc hiện đang đẩy mạnh sản xuất điện than nhằm đảm bảo an ninh năng lượng dù đã đặt mục tiêu giảm sử dụng than đá và phát triển các nguồn năng lượng sạch trước đó.

Chính phủ Trung Quốc chính thức kêu gọi tăng công suất sản xuất than lên 300 triệu tấn trong năm nay, bằng 7% so với sản lượng 4,1 tỷ tấn của năm ngoái và tăng 5,7% so với năm 2020.

Trung Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào năng lượng gió và mặt trời. Tuy nhiên, sau sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế vào năm ngoái và việc các nhà máy phải đóng cửa do thiếu nguồn điện, các lãnh đạo Trung Quốc đã kêu gọi tăng sản lượng nhiệt điện than. Ngoài ra, cuộc xung đột Nga – Ukraine cũng khiến Bắc Kinh lo lắng rằng nguồn cung dầu và than từ nước ngoài có thể bị gián đoạn.

trung-quoc-dien-than.png
Nhiều dự án nhà máy điện than tại Trung Quốc được phê duyệt. Ảnh: AP

Theo phân tích của tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace, từ tháng 1 đến tháng 3/2023, có ít nhất 20,45GW điện than đã được phê duyệt, tăng 8,63GW so với cùng kỳ năm trước và nhiều hơn của cả năm 2021 (chỉ 18GW điện than được phê duyệt). Các dự án nhà máy điện than mới được phê duyệt đều nằm tại các tỉnh thiếu điện nghiêm trọng của Trung Quốc trong đợt nắng nóng kỷ lục 2 năm vừa qua.

Hiện nay, hơn một nửa mức tiêu thụ năng lượng tại Trung Quốc đang phải phụ thuộc vào than đá. Tại thời điểm quốc gia này phải đối mặt với mùa đông khắc nghiệt, chính quyền Trung Quốc đã quyết định chuyển từ chính sách giảm than đá sang ưu tiên tập trung năng lượng để sưởi ấm.

Trước đó các nước trên thế giới cam kết đạt được mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái đất không quá 2 độ C trong hiệp ước khí hậu Paris 2015 và thỏa thuận Glasgow năm 2021, nhằm hạn chế sự nóng lên của bầu khí quyển.

Trong bài phát biểu trước Liên Hợp Quốc năm 2020, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Tập Cận Bình cho biết lượng khí thải carbon sẽ đạt mức cao nhất vào năm 2030, nhưng tuyên bố không có mục tiêu về lượng khí thải. Ông Tập cho biết Trung Quốc hướng tới mục tiêu trung hòa carbon, hoặc cố gắng loại bỏ càng nhiều khí thải từ ngành công nghiệp và sinh hoạt ra khỏi bầu khí quyển bằng cách trồng cây và sử dụng các phương thức khác vào năm 2060.

Tuy nhiên, vào năm 2021, Trung Quốc ghi nhận mất điện diện rộng trong một khoảng thời gian, dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong chính sách phát triển năng lượng của quốc gia này.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất điện than bất chấp mục tiêu giảm khí thải