Trung Quốc: Đang dùng các dòng sông, đập thủy điện làm “vũ khí”

Minh Anh (T/h)|30/10/2019 04:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Việc Trung Quốc xây dựng các đập thủy điện bên trong lãnh thổ khiến khu vực hạ lưu ngày càng phụ thuộc vào thiện chí giải phóng nước của Bắc Kinh.

Châu Á, lục địa khô nhất thế giới tính theo lượng nước bình quân đầu người, hiện vẫn đang trong giai đoạn xây đập, khoảng hơn nửa trong tổng số 50 nghìn đập đang được xây dựng trên khắp toàn cầu là ở châu Á. Hoạt động xây đập đã gây ra nhiều tranh chấp và đối đầu về vấn đề nguồn nước.

Việc quá nhiều nước châu Á muốn xây đập cho thấy họ vẫn muốn lạm dụng nguồn nước thật nhiều, trái ngược với việc lẽ ra họ phải theo đuổi mục tiêu quản lý nước một cách thông minh và sử dụng nước tiết kiệm hơn. Kết quả, chẳng có nơi nào mà tình hình địa chính trị xung quanh vấn đề xây đập trở nên căng thẳng như châu Á, châu lục có nhiều đập nhất thế giới.

Trung Quốc gọi đập Tam Hiệp là kỳ quan kiến trúc vĩ đại nhất kể từ xây dựng Vạn Lý Trường Thành.

Mùa hè năm ngoái, mực nước tại con sông lớn trong lục địa Đông Nam Á – sông Mê Kông, đã rớt xuống mức thấp nhất trong hơn 100 năm dù rằng mùa mưa hàng năm kéo dài từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 9/2019. Tình trạng này được đánh giá xuất phát từ việc Trung Quốc tiếp tục xây dựng đập trên thượng nguồn sau khi hoàn thành 11 con đập lớn.
Bắc Kinh gây thiệt hại đến dòng sông đang chảy qua nhiều quốc gia khác với vị trí trung tâm bản đồ châu Á. Nhờ cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc là điểm khởi đầu của nhiều dòng sông chảy xuống 18 quốc gia ở phía dưới hạ nguồn. Chẳng có quốc gia nào trên thế giới lại sở hữu đầu nguồn của nhiều con sông đến vậy.

Thông qua việc xây dựng nhiều đập và nhiều hạ tầng phân phối nguồn nước ở vùng biên giới, Trung Quốc đang tạo ra một cơ sở rộng lớn tại thượng nguồn, giúp quốc gia này có thể vũ khí hóa nguồn nước. Hoạt động xây đập của Bắc Kinh được nhận định gây hại cho nhiều mối quan hệ tại khu vực châu Á.

Với vị thế là nhà xây dựng đập hàng đầu thế giới, Trung Quốc đã dựng lên con đập lớn nhất thế giới Tam Hiệp. Dự án này thực hiện chương trình chuyển nước liên sông và trong lòng sông đầy tham vọng từng được hình thành trong lịch sử loài người. Thậm chí, quốc gia này còn có kế hoạch triển khai xây dựng đập trên con sông có độ cao lớn thứ 2 thế giới với công suất phát điện gần gấp đôi công suất của Tam Hiệp và có hồ chứa thậm chí rộng hơn Ngũ đại hồ (Great Lakes) tại khu vực Bắc Mỹ.

Ngoài ra, Trung Quốc còn tài trợ và thực hiện nhiều dự án đập tại khu vực Lào, Myanmar để tạo ra nguồn cung điện xuất khẩu trở lại Trung Quốc. Kể từ khi một loạt các con đập khổng lồ trên sông Mê Kông được Trung Quốc dựng lên, hạn hán diễn ra thường xuyên và gay gắt hơn tại khu vực hạ lưu. Tuy nhiên, Bắc Kinh phủ nhận mối quan hệ này.

Dù vậy, Bắc Kinh cũng đưa ra lời hứa giải phóng nước từ các con đập nhiều hơn cho các quốc gia bị hạn hán nhưng rõ ràng, lời đề nghị này chỉ càng cho thấy rõ sự phụ thuộc của các nước hạ nguồn vào thiện chí của người láng giềng khổng lồ.

Trước nguy cơ các vấn đề về nước trở nên nghiêm trọng hơn trên khắp châu Á, lục địa này phải đối mặt với sự lựa chọn rõ ràng, hoặc là đi theo con đường hiện tại – có thể dẫn tới suy thoái môi trường nhiều hơn và thậm chí chiến tranh nước, hoặc là thay đổi cơ bản thông qua hợp tác dựa vào các quy tắc.

Tuy nhiên, con đường thứ hai rõ ràng không thể hiện hữu nếu không có sự hợp tác của Trung Quốc và cho đến nay, nước này vẫn từ chối tham gia vào các thỏa thuận chia sẻ nguồn nước với các nước láng giềng.

Minh Anh (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Trung Quốc: Đang dùng các dòng sông, đập thủy điện làm “vũ khí”
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.