Đây là suất ăn do tổ chức phi chính phủ Jan Kalyan Sanstha, trụ sở tại thành phố Hapur, chuẩn bị cho các em học sinh từ lớp 6 đến lớp 8 tại trường học ở bang Uttar Pradesh. Một giáo viên cũng phải nhập viện vì ăn cùng thức ăn với bọn trẻ.
Con chuột chết nằm dưới đáy nồi trong tình trạng bị nấu chín. Sau khi vụ việc xảy ra, một cuộc điều tra đã được tiến hành và các nhà chức trách đã gửi khiếu nại trực tiếp lên ủy ban quản lý chương trình Bữa ăn trưa của bang Uttar Pradesh.
Phát hiện chuột chết trong bữa ăn trưa của học sinh.
Ông Ram Sagar Tripathi, quan chức giáo dục địa phương, cho biết, sự việc trên là minh chứng điển hình về “sự bất cẩn” của người nấu ăn. Cơ quan chức năng sẽ điều tra các thành viên trong tổ chức phi chính phủ có liên quan.
Đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện tình trạng thực phẩm bị nhiễm bẩn được phục vụ cho học sinh. Mới tuần trước, người dùng mạng xã hội phẫn nộ vì video quay cảnh đầu bếp đang trộn 1 lít sữa với 1 xô nước để làm ra “sữa tươi” cho 81 học sinh tại huyện Sonebhadra của bang Uttar Pradesh.
Hồi tháng 8, học sinh một trường tiểu học ở thành phố Mirzapur chỉ được ăn trưa với chapatis (loại bánh giòn làm từ bột mì và nước) cùng muối. Bữa ăn với số lượng ít ỏi và dinh dưỡng nghèo này này gây bức xúc lớn.
Trong khi đó, trên trang web của Cơ quan phụ trách giám sát bữa ăn trưa cho học sinh tại trường học ở bang Uttar Pradesh, thực đơn ăn trưa cho học sinh khá đầy đủ các món, bao gồm các nhóm dinh dưỡng như đậu, gạo, bánh mì roti và rau. Ngoài ra còn có trái cây và sữa.
Những bữa ăn này được cho là cung cấp tối thiểu 450 calo cho mỗi đứa trẻ trong ngày, bao gồm ít nhất 12 gram protein, được dùng phục vụ cho học sinh 200 ngày mỗi năm.
Theo chính quyền tiểu bang, họ cung cấp bữa ăn trưa cho hơn 150.000 trường tiểu học và trung học trên toàn tiểu bang. Hơn 10 triệu trẻ em được cho là hưởng lợi từ chương trình này.
Ngọc Linh (t/h)