Tài nguyên và phát triển

Bắc Giang: Nguy cơ cháy rừng đang ở cấp cực kỳ nguy hiểm

Thanh Thanh 25/10/2024 13:28

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Giang và tổng hợp theo dõi của Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang, đến ngày 24/10, nguy cơ xảy ra cháy rừng ở tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh đang ở cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm).

Cụ thể, hiện tại, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ngày trời ít mây, nắng nóng, kết hợp độ ẩm không khí và độ ẩm vật liệu cháy liên tục giảm thấp, nguy cơ xảy ra cháy rừng ở tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh đang ở cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm).

Trong đó, khu vực các huyện: Sơn Động, Yên Dũng, Hiệp Hòa, thị xã Việt Yên và TP Bắc Giang đã nhiều ngày liên tục (10 ngày) có cấp dự báo cháy rừng ở cấp V.

capture(4).png
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Giang và tổng hợp theo dõi của Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang, đến ngày 24/10, nguy cơ xảy ra cháy rừng ở tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh đang ở cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm)

Trước tình hình trên, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đề nghị UBND các huyện, thị xã, TP khẩn trương, quyết liệt kiểm tra đôn đốc chính quyền cấp xã, các chủ rừng và lực lượng kiểm lâm cơ sở thực hiện ngay các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp và Điều 4 quy định cấp dự báo cháy rừng và bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ban hành kèm theo Quyết định số 66/2021/QĐ-UBND ngày 30/11/2021 của UBND tỉnh Bắc Giang.

Cháy rừng gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho môi trường, bao gồm:

Mất đa dạng sinh học: Cháy rừng có thể tiêu diệt nhiều loài động, thực vật, dẫn đến suy giảm sự đa dạng sinh học trong khu vực.

Ô nhiễm không khí: Khói từ cháy rừng chứa nhiều chất độc hại, làm ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Thay đổi khí hậu: Khi rừng bị cháy, lượng carbon dioxide lớn được phát thải vào khí quyển, góp phần vào hiện tượng biến đổi khí hậu.

Xói mòn đất: Cháy rừng làm mất lớp thực vật bảo vệ đất, dẫn đến xói mòn và giảm khả năng giữ nước của đất.

Suy giảm chất lượng đất: Nhiệt độ cao từ cháy rừng có thể làm giảm độ phì nhiêu của đất, ảnh hưởng đến khả năng tái sinh thực vật.

Mất môi trường sống: Nhiều động vật mất nơi sinh sống và có thể bị đe dọa tuyệt chủng.

Tác động đến nguồn nước: Cháy rừng có thể làm thay đổi dòng chảy và chất lượng nước trong khu vực, ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Bắc Giang: Nguy cơ cháy rừng đang ở cấp cực kỳ nguy hiểm