Bình Dương: Chôn lấp 600 tấn chất thải, chủ cơ sở thủy sản bị bắt giam

Minh Lâm|25/03/2023 18:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Một chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản vừa bị Công an tỉnh Bình Dương khởi tố và bắt tạm giam về hành vi gây ô nhiễm môi trường khi chôn lấp trái phép hơn 600 tấn chất thải.

Ngày 24/3, Công an tỉnh Bình Dương cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Tô Văn Hải (53 tuổi, ngụ H.Phú Giáo), là chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản Thăng Tiến về hành vi gây ô nhiễm môi trường khi chôn lấp hơn 600 tấn chất thải mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

chon-lap-chat-thai-trai-phep-1.jpg
Khối lượng lớn chất thải bị chôn lấp trái phép gây ô nhiễm môi trường

Theo điều tra, Hải mua lại hai khu đất có diện tích khoảng gần 25.000 m2 và xin giấy phép khai thác đất san lấp, đất sét gạch đứng tên Cơ sở nuôi trồng thủy sản Thăng Tiến.

Sau khi khai thác xong diện tích 15.000 m2, độ sâu khoảng 7-8m, bị can Hải đã gia cố và san lấp để làm ao nuôi cá.

chon-lap-chat-thai-trai-phep.jpg
Lực lượng chức năng tiến hành điều tra, lấy mẫu chất thải tại Cơ sở Thăng Tiến

Quá trình san lấp, bị can Hải mua đất san lấp. Tuy nhiên, lượng đất để san lấp quá nhiều, nên từ tháng 2/2022 đến tháng 3/2022, bị can Hải cho một số cá nhân đổ khoảng 600 tấn chất thải rắn để tiết kiệm chi phí mua vật liệu san lấp.

Sau đó, Hải sử dụng đất còn dư khi khai thác đất san lấp, đất sét gạch và mua đất đổ lên trên để che giấu chất thải.
Trước đó, cơ quan công an phát hiện sai phạm của ông Hải nên ngày 7/12/2022 ra quyết định khởi tố vụ án. Đến ngày 21/3/2023, CQĐT Công an tỉnh Bình Dương ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Tô Văn Hải để tiếp tục điều tra.

Bài liên quan
  • Chất thải y tế: Phân loại, xử lý còn nhiều hạn chế
    Việc tiến hành phân loại, xử lý rác thải y tế đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác quản lý chất thải y tế, giúp giảm thiểu nguy cơ phát tán các tác nhân gây bệnh cũng như các yếu tố độc hại, nguy hiểm. Bên cạnh đó, phân loại đúng còn góp phần giảm số lượng chất thải y tế nguy hiểm và độc hại phải tiêu hủy, xử lý. Tuy nhiên, thực tế hiện nay rất nhiều các Cơ sở y tế tại địa phương còn gặp nhiều hạn chế trong việc phân loại, xử lý rác thải y tế.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bình Dương: Chôn lấp 600 tấn chất thải, chủ cơ sở thủy sản bị bắt giam