Các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện cam kết phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050

Ngọc Minh|02/08/2022 14:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 888/QĐ-TTg về phê duyệt nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.

rong.jpg
Phấn đấu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Nhằm chủ động tham gia xu thế toàn cầu, đổi mới công nghệ để chuyển dịch mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, đóng góp và nỗ lực biến đổi khí hậu. Xây dựng và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp toàn diện để đạt cam kết mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 888/QĐ-TTg về phê duyệt nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.

Trong đó, những nhiệm vụ chính bao gồm giải pháp chính bao gồm hoàn thiện đồng bộ cơ chế, chính sách, pháp luật, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tập trung rà soát, tháo gỡ các rào cản về thể chế, cơ chế, chính sách, quy định pháp luật; đẩy nhanh lộ trình thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tạo thuận lợi để thu hút các dòng vốn đầu tư, tài chính xanh.

Phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, phát thải các-bon thấp; bảo vệ, bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững rừng. Phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các-bon thấp, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bảo vệ, phục hồi các nguồn tài nguyên, phát triển các hệ sinh thái tự nhiên. Phục hồi và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái biển; bảo vệ và phát triển bền vững nguồn sinh thủy, các hệ sinh thái ngập nước quan trọng.

Thực hiện chôn lấp chất thải rắn có thu hồi khí cho phát điện và chôn lấp bán hiếu khí, phát điện sinh khối; nhân rộng mô hình sản xuất phân compost từ chất thải sinh hoạt; xử lý đốt chất thải rắn phát điện. Áp dụng mô hình tuần hoàn xử lý chất thải, đẩy mạnh triển khai phân loại rác tại nguồn.

Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai cho các khu vực dễ bị tổn thương, đặc biệt là khu vực ven biển, sông, hồ.

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, tăng cường năng lực, truyền thông. Tổ chức đánh giá nhu cầu công nghệ sạch, phát thải các-bon thấp trong các ngành, lĩnh vực để thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hoạt động đổi mới sáng tạo phát triển các-bon thấp trong các ngành, lĩnh vực.

Tập trung phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, không phát thải mới, cũng như ập trung phát triển các dự án năng lượng tái tạo, nghiên cứu phát triển và sử dụng nhiên liệu xanh, khoáng sản phục vụ sản xuất pin, lưu trữ năng lượng, ứng dụng trong lắp ráp các thiết bị, phương tiện không phát thải và điện hóa trong dân dụng, công nghiệp, giao thông vận tải; phát triển lưới điện thông minh, vận hành các nguồn năng lượng mới, nguồn điện linh hoạt.

Đặc biệt, Đề án tập trung vào giải pháp nhằm giảm tác động môi trường có nguyên nhân từ phương tiện giao thông. Cụ thể, ban hành các quy định giới hạn mức tiêu thụ nhiên liệu đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, quy định về hiệu quả sử dụng năng lượng đối với phương tiện giao thông vận tải, các cơ chế khuyến khích, ưu đãi sử dụng nhiên liệu sinh học, điện, nhiên liệu xanh.

Thúc đẩy giảm phát thải trong giao thông bằng hình thức chuyển đổi phương thức vận tải từ đường bộ sang đường sắt, đường thủy nội địa và vận tải ven biển, tăng cường kết nối các phương thức vận tải kết hợp dịch vụ logistics chất lượng cao.

Chuyển đổi sử dụng phương tiện giao thông cá nhân sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng, nâng cao thị phần vận tải hành khách công cộng tại các đô thị; mở rộng, phát triển giao thông phi cơ giới.

Chuyển đổi hoạt động theo tiêu chí xanh, phát thải các-bon thấp đối với các cảng, bến, nhà ga. Phát triển hạ tầng cung cấp năng lượng xanh cho phương tiện GTVT; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông xanh, phát thải các-bon thấp.

Triển khai các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển đô thị xanh, thông minh, sinh thái và các công trình xây dựng xanh, phát thải các-bon thấp.

Đề án đã đề ra 31 nhiệm vụ trọng tâm thực hiện từ nay đến năm 2030 và 42 nhiệm vụ thực hiện xuyên suốt từ nay đến năm 2050. Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 chỉ đạo, điều phối triển khai thực hiện Đề án.

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thực hiện nhiệm vụ thường trực, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Đề án; huy động các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển, cộng đồng DN tham gia thực hiện cam kết đạt mức phải thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện cam kết phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050