Công nghệ phát triển như vũ bão, Ấn Độ phải trả giá đắt về môi trường

Lê Minh (t/h)|07/12/2019 04:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Sau nhiều năm phát triển như vũ bão, hàng loạt thành phố công nghệ của Ấn Độ đang “chết ngạt” vì tình trạng ô nhiễm không khí và tắc nghẽn giao thông trầm trọng.

Trong hai thập kỷ qua, Gurgaon và Bangalore phát triển dữ dội với vai trò trung tâm công nghệ của Ấn Độ. Hàng triệu người lao động như Mathur và Singh đã tới hai đô thị này và kiếm được những công việc có thu nhập rất cao.

Các thành phố này đại diện cho một vấn đề nghiêm trọng mà Ấn Độ đang phải đối mặt. Đó là phát triển kinh tế quá nhanh, dẫn tới những hậu quả môi trường khủng khiếp.

Nhu cầu năng lượng của Ấn Độ ngày càng tăng mạnh khi nước này nỗ lực mở rộng ngành sản xuất và công nghệ. Điều đó đồng nghĩa với việc thêm nhiều nhà máy, văn phòng, khu dân cư và phương tiện giao thông cá nhân.

Không khí ô nhiễm trầm trọng ở Gurgaon. Ảnh: The Hindu.

Ấn Độ đặt mục tiêu đáp ứng 40% nhu cầu năng lượng từ các nguồn sạch như điện gió và điện mặt trời vào năm 2030. Đến nay, năng lượng thay thế đã đạt tỷ lệ gần 23%, nhưng Ấn Độ vẫn là một trong những quốc gia nhập khẩu dầu nhiều nhất thế giới. Và hơn 50% điện năng của Ấn Độ vẫn đến từ các nhà máy chạy than.

Với lượng dân số và xe cộ tăng mạnh, hệ thống giao thông tại những thành phố công nghệ này cũng là cơn ác mộng. Giao thông “đóng góp” đến 40% khí thải độc hại các thành phố ở Ấn Độ trong những năm qua.

“Điều đáng lo ngại nhất là dường như không có giải pháp tức thời nào. Cả thành phố giống như xây dựng cho 10 người và chúng ta nhét vào đó 10.000 người vậy” – Mahesh Pratap Singh, nhân viên một công ty ở Gurgaon chia sẻ.

Ngoài ra, các thành phố này cũng chịu một vấn đề chung là thiếu nước khi nhu cầu nước cao hơn nhiều khả năng đáp ứng của nguồn nước ngầm.

Một số công ty công nghệ tại Gurgaon như OYO, Flipkart hay Amazon cho biết đang nỗ lực giảm lượng rác thải nhựa và tiết kiệm nước ở Gurgaon. Tuy nhiên họ thừa nhận những hành động này chỉ có phạm vi rất nhỏ và tình trạng “chết ngạt” ở thành phố khó có thể cải thiện trong ngày một ngày hai.

Lê Minh (t/h)

Bài liên quan
  • Lượng khí thải toàn cầu tăng cao kỷ lục
    Moitruong.net.vn – Lượng khí thải carbon dioxide sẽ đạt mức cao kỷ lục trong năm nay, các nhà khoa học cảnh báo thế giới không đủ thời gian để ngăn chặn thảm họa khí hậu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Công nghệ phát triển như vũ bão, Ấn Độ phải trả giá đắt về môi trường
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.