COP27: Ra mắt Liên minh quốc tế ứng phó với hạn hán nhằm giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu

Hoàng Anh|09/11/2022 18:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Tại Hội nghị COP27, các nhà lãnh đạo từ gần 50 quốc gia và tổ chức quốc tế đã ra mắt Liên minh quốc tế ứng phó với hạn hán. Đây được xem là một trong những giải pháp cụ thể của Liên hợp quốc nhằm giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu.

Liên minh được thành lập theo đề xuất của Senegal và Tây Ban Nha. Đây được xem là một trong những giải pháp cụ thể của Liên Hợp Quốc nhằm giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu.

Trong tuyên bố chung, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez và Tổng thống Senegal Macky Sall nêu rõ: "Nhiệm vụ của liên minh là tạo động lực chính trị để giúp đất đai trên thế giới có khả năng phục hồi tốt hơn trước hạn hán và biến đổi khí hậu."

bien-doi-khi-hau.jpg
Ảnh minh họa

Trong khi đó, ông Ibrahim Thiaw - Thư ký điều hành Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa cho biết: "Hạn hán là hiểm họa tự nhiên, nhưng không nhất thiết sẽ dẫn đến thảm họa cho con người. Các giải pháp đều có sẵn và chúng ta có thể tạo ra thế giới chống lại hạn hán bằng cách gia tăng tham vọng, khai thác ý chí chính trị và hợp lực trong hành động".

Liên minh trên sẽ được củng cố với các cam kết chính trị mới, trong đó bao gồm quỹ khởi đầu trị giá 5 triệu euro (5,01 triệu USD) do Tây Ban Nha công bố, nhằm hỗ trợ các hoạt động và thúc đẩy quá trình huy động thêm nguồn lực cho chương trình nghị sự này.

Liên minh cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo đặt khả năng chống chịu hạn hán làm vấn đề ưu tiên trong phát triển và hợp tác quốc gia, trong đó bao gồm cả việc tăng cường sự tham gia của các bên liên quan, chẳng hạn như khu vực tư nhân.

Theo tuyên bố, một trong số những mục tiêu chính của liên minh là thúc đẩy hợp nhất các sáng kiến khu vực, nhằm chia sẻ nhanh chóng việc đổi mới, chuyển giao công nghệ và huy động các nguồn lực.

Liên minh cũng sẽ hợp tác với các nền tảng khác, bao gồm sáng kiến do Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres và Tổ chức khí tượng thế giới đưa ra, nhằm đạt được mức độ bao phủ toàn diện của các hệ thống cảnh báo sớm và các sáng kiến khu vực, nhằm đạt được những lợi ích tối đa khi cùng hợp tác về khả năng chống chịu hạn hán.

Hạn hán đã trở nên thường xuyên hơn 29% trên toàn cầu kể từ năm 2000, do nhiệt độ ấm lên làm gia tăng ảnh hưởng của suy thoái rừng và quản lý đất kém trong việc làm khô các vùng ôn đới trước đây.

Các nhà khoa học khí hậu cho biết hạn hán sẽ trở nên nghiêm trọng và thường xuyên hơn trong những năm tới. Chúng cũng sẽ tồn tại lâu hơn khi sự ấm lên toàn cầu làm gián đoạn các mô hình thời tiết. Vì vậy việc thành lập một Liên minh ứng phó với hạn hán được coi là hành động cần thiết phải làm để giúp các quốc gia từng bước thích nghi và chiến đấu lại với biến đổi khí hậu.

Bài liên quan
  • COP27: Thêm 9 quốc gia mới tham gia Liên minh Điện gió ngoài khơi toàn cầu
    Thêm 9 quốc gia mới đã đồng ý tham gia Liên minh Điện gió ngoài khơi toàn cầu (GOWA), gồm: Anh, Mỹ, Đức, Ireland, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Bỉ, Colombia với cam kết tăng cường phát triển điện gió ngoài khơi nhanh chóng để giải quyết các cuộc khủng hoảng khí hậu và an ninh năng lượng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
COP27: Ra mắt Liên minh quốc tế ứng phó với hạn hán nhằm giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu