Nhằm nâng cao hiệu quả thoát nước, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ngập úng cục bộ trong mùa mưa sắp tới, sáng 16/9, UBND quận Hải Châu ra quân nạo vét, khơi thông cống thoát nước và tổng dọn vệ sinh môi trường trước mùa mưa bão trên địa bàn.
Theo đó, UBND quận Hải Châu phát động ra quân nhân lực ở 13 phường và cộng đồng cùng chung tay với chính quyền địa phương trong việc khơi thông dòng chảy tại các cửa thu nước, các tuyến cống nhằm nâng cao hiệu quả thoát nước, hạn chế đến mức thấp nhất ngập úng cục bộ. Kịp thời triển khai các giải pháp thoát nước, xử lý các điểm tắc nghẽn, vị trí xung yếu trong mùa mưa sắp đến.
Đồng thời chỉ đạo UBND các phường tăng cường lực lượng thường xuyên kiểm tra tại các điểm bị ngập úng, tắt nghẽn thoát nước trên địa bàn các phường và các điểm xung yếu khác. Thường xuyên kiểm tra, xử lý các điểm vị trí bị sự cố tắt nghẽn, ngập úng, thông báo số điện thoại đường dây nóng để người dân liên hệ kịp thời. Rà soát, kiểm tra lại các trường hợp bị hư hỏng hố ga, đan cống và cửa thu nước gửi về Phòng Quản lý đô thị để kịp thời xử lý khắc phục.
Bên cạnh đó sẽ lồng ghép triển khai các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023, phong trào Ngày Chủ nhật Xanh - Sạch - Đẹp để tổ chức xử lý những vấn đề tồn đọng rác thải, chung tay làm sạch môi trường và cảnh quan đô thị. Tăng cường tính chủ động và tạo sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các đơn vị phụ trách, đơn vị địa phương, các hội đoàn thể, tổ dân phố trong các phong trào bảo vệ môi trường trên địa bàn quận.
Ngay sau lễ ra quân, đơn vị thi công nạo vét theo gói thầu thoát nước 2023 đã triển khai nạo vét bùn tại tuyến cống thoát nước đường Ông Ích Khiêm (đoạn từ Nguyễn Văn Linh đến Lê Duẩn); người dân, hội đoàn thể các phường thuộc quận Hải Châu đã đồng loạt triển khai khơi thông, vệ sinh các cửa thu nước, quét dọn tuyến đường nơi sinh sống như tại các tuyến đường Thái Phiên, Hồ Biểu Chánh, Tống Phước Phổ, Nguyễn Thiện Thuật, Trưng Nữ Vương….
Ông Nguyễn Văn Duy – Phó Chủ tịch UBND quận Hải Châu cho biết, đi đôi với sự phát triển kinh tế là vấn đề lượng rác thải ra môi trường ngày càng lớn. Bên cạnh những yếu tố như áp lực về khả năng đáp ứng của hạ tầng thoát nước trước sự gia tăng của nhiều công trình quy mô lớn, ảnh hưởng của thời tiết cực đoan (điển hình như trận mưa lịch sử hồi tháng 10/2022) gây quá tải đối với hệ thống thoát nước dẫn đến ngập lụt, thì có nguyên nhân đến từ một bộ phận người dân còn thói quen tự do xả rác thải, đổ chất thải vào cống thoát nước, trám, che lấp các cửa thu nước dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, ngập úng cục bộ, ảnh hưởng đến khả năng thoát nước trong mùa mưa. "Trước tình hình đó, ngoài việc thành phố đánh giá lại hiện trạng đầu tư, cải tạo và nâng cấp, bổ sung thêm các hạng mục mới liên quan đến thoát nước, thì các hoạt động ra quân bảo vệ môi trường, nạo vét và khơi thông các cửa, cống thoát nước ở các tuyến đường đóng vai trò rất quan trọng, góp phần hạn chế tình trạng ngập úng trên địa bàn", ông Duy nói.
Thời gian qua, lượng rác thải bị vứt xuống biển ngày càng nhiều, tác động xấu đến hệ sinh thái và môi trường biển, Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cùng nhiều hội, nhóm, câu lạc bộ những người yêu biển đã chung tay triển khai các hoạt động thu dọn rác, bảo vệ các rạn san hô.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
TP.HCM sẽ tăng cường sử dụng hình ảnh trích xuất camera an ninh, camera giao thông để lập biên bản và xử lý các hành vi vi phạm về vệ sinh nơi công cộng...
Với những hoạt động đa dạng, thiết thực nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng dân cư, việc triển khai mô hình “Cộng đồng dân cư không rác thải nhựa” đã bước đầu cho thấy những thay đổi tích cực trong thói quen sinh hoạt của người dân.
Sáng ngày 21/11, Hội thảo quốc tế "Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững" do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức đã được diễn ra tại Hà Nội.
Vùng phát thải thấp là mô hình hoàn toàn mới mẻ, lần đầu tiên được quy định tại Việt Nam, có tác động lớn đến các phương tiện giao thông, đặc biệt là xe máy nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí.
Dự án "Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung" đã thu gom và quản lý được 570 tấn rác thải nhựa cùng nhiều mô hình, sáng kiến và giải pháp đã, đang được triển khai thành công, góp phần quan trọng trong công cuộc bảo vệ môi trường tại TP. Huế.
Cuộc chạy đua của thời trang nhanh không chỉ tạo nên xu hướng tiêu dùng mới mà còn kéo theo nhiều hệ lụy lớn đối với môi trường. Khi dòng quần áo rẻ tiền và dễ thay thế tràn ngập thị trường, môi trường và trái đất lại phải gánh chịu cái giá “đắt” không ngờ. Liệu rằng thời trang nhanh có thực sự “rẻ” như vẻ bề ngoài của nó?
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo 6 Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường, bao gồm các phương pháp quan trắc, phân tích môi trường không khí, nước, đất và trầm tích...
Với những hoạt động đa dạng, thiết thực nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng dân cư, việc triển khai mô hình “Cộng đồng dân cư không rác thải nhựa” đã bước đầu cho thấy những thay đổi tích cực trong thói quen sinh hoạt của người dân.
Sau 7 mùa giải thành công, Giải bóng đá các Cơ quan Báo chí toàn quốc Press Cup đã trở thành sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước.
TP.HCM sẽ tăng cường sử dụng hình ảnh trích xuất camera an ninh, camera giao thông để lập biên bản và xử lý các hành vi vi phạm về vệ sinh nơi công cộng...
Rác thực phẩm đang trở thành vấn nạn nhức nhối trên nhiều đường phố ở các đô thị. Hàng tấn thực phẩm bị bỏ đi mỗi ngày, không chỉ lãng phí nguồn lực quý giá mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Ngày 17/11 vừa qua, Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu đã diễn ra tại thủ đô Baku, Cộng hòa Azerbaijan trong bầu không khí ngoại giao căng thẳng. Trong tình hình thế giới đang gặp khó khăn về nguồn vốn tài chính cho khí hậu, lãnh đạo của gần 200 quốc gia hy vọng nhóm G20 có thể phá vỡ được thế bế tắc này.