ĐBSCL: Vì sao xâm nhập mặn xảy ra sớm, sâu và kéo dài?

Minh Anh (t/h)|14/02/2020 12:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Tháng 2-2020 sẽ xảy ra hạn hán và mặn xâm nhập ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sâu hơn, gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm.

Báo cáo của các tỉnh ĐBSCL cho thấy vụ đông xuân năm nay sẽ có khoảng 200.000ha bị ảnh hưởng, trong đó có khoảng 90.000ha bị nhiễm nặng. Trong kịch bản hiện nay tính toán, bộ thậm chí khuyến cáo sẽ không gieo cấy do không đảm bảo nước khoảng 70.000ha và chuyển đổi sang cây trồng khác.

Ảnh minh họa

Bộ NN&PTNT cũng đang lo là khoảng 80.000ha cây ăn quả sẽ bị ảnh hưởng vì nếu bị nhiễm thì có thể lại mất 5-10 năm mới khôi phục được. Hiện bộ đang khoanh vùng đảm bảo an toàn cơ bản cho các cây ăn quả bằng mọi biện pháp.

Xâm nhập mặn đã xuất hiện ở mức cao đột biến từ cuối năm 2019. Ranh mặn tháng 12/2019 ở mức 4g/lít ở các cửa sông Cửu Long, và sâu nhất đến 57km ở cửa sông Hàm Luông. Ranh mặn sâu hơn trung bình nhiều năm 24km. Trong tháng 1/2020, ranh mặn thậm chí còn tăng cao hơn.

Lý giải về hiện tượng thiên tai trên, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, năm 2019 – 2020, lưu vực sông Mê Kông ít nước trong nhiều năm trở lại đây. Lưu lượng nước về Đồng bằng sông Cửu Long bị thiếu hụt nghiêm trọng so với trung bình nhiều năm, thậm chí thấp hơn mùa khô năm 2015 – 2016 (năm xuất hiện xâm nhập mặn kỷ lục).

Bên cạnh đó, dung tích trữ Biển Hồ (Campuchia) đến ngày 10/2/2020 ước khoảng 1,9 tỷ m3; giảm khoảng 35,7 tỷ m3 so với thời điểm cao nhất và thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 3,6 tỷ m3. Đây là những nguyên nhân chủ yếu gây xâm nhập mặn sớm, sâu và kéo dài trong mùa khô năm 2019 – 2020.

Kể từ cuối tháng 3/2020, ranh mặn sẽ giảm dần do các hồ chứa thượng nguồn tăng lưu lượng xả nước như tương tự một số năm gần đây. Ở các vùng sông Vàm Cỏ, sông Cái Lớn, xâm nhập mặn sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao đến hết tháng 4/2020.

Minh Anh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
ĐBSCL: Vì sao xâm nhập mặn xảy ra sớm, sâu và kéo dài?
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.