Giảm thiểu để tiến tới cấm nhựa dùng một lần

Nguyên Lâm|28/07/2022 07:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam cần có cách tiếp cận theo từng giai đoạn để giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa thông qua sự kết hợp giữa các công cụ chính sách và cơ chế tài khóa, bắt đầu từ việc hạn chế sử dụng và thu phí, và cuối cùng là cấm sử dụng.

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố hai báo cáo về: “Phân tích về ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam” và “Hướng tới một lộ trình quốc gia về nhựa dùng một lần tại Việt Nam”. Nhóm chuyên gia đã đề xuất để giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa phải bắt đầu từ việc hạn chế sử dụng và thu phí, và cuối cùng là cấm sử dụng hoàn toàn.

Ước tính mỗi năm có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa được thải ra trên đất liền ở Việt Nam, và ít nhất 10% trong số này đổ ra đại dương. Theo Chương trình Đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa tại Việt Nam, lượng nhựa rò rỉ ra sông và biển có thể sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030 nếu quy trình thu gom, tái chế và xử lý chất thải như hiện nay không được cải thiện.

rac-thai-nhua.jpg
Ảnh minh họa.

Bà Carolyn Turk - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, tăng trưởng kinh tế, quá trình đô thị hóa với tốc độ nhanh cũng như thay đổi lối sống ở Việt Nam đã dẫn đến cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa như hiện nay.

"Nghiên cứu này chỉ ra rằng các loại nhựa dùng một lần gây ra phần lớn tình trạng ô nhiễm nhựa ở Việt Nam và giải quyết tình trạng này sẽ tạo ra sự khác biệt lớn” - bà Carolyn Turk nói.

Ước tính có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa được thải ra trên đất liền ở Việt Nam, và ít nhất 10% trong số này đổ ra đại dương mỗi năm. Chương trình Đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa tại Việt Nam cho biết lượng nhựa rò rỉ ra sông và biển có thể sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030 nếu quy trình thu gom, tái chế và xử lý chất thải như hiện nay không được cải thiện.

Cũng theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam cần có cách tiếp cận theo từng giai đoạn để giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa thông qua sự kết hợp giữa các công cụ chính sách và cơ chế tài khóa, bắt đầu từ việc hạn chế sử dụng và thu phí, và cuối cùng là cấm sử dụng.

Bên cạnh đó, báo cáo của Ngân hàng Thế giới cũng đề xuất thu phí đối với túi nhựa không phân hủy sinh học và cốc cà phê mang đi. Theo lộ trình, hướng tới mục tiêu áp đặt lệnh cấm lưu thông các sản phẩm ống hút nhựa, túi nhựa khó phân hủy sinh học và hộp đựng thực phẩm.

Lộ trình chính sách này sẽ hỗ trợ thực hiện nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ, quy định một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường liên quan đến quản lý chất thải nhựa.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Giảm thiểu để tiến tới cấm nhựa dùng một lần
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.