Các cơ quan khí tượng thủy văn cho biết mùa mưa năm nay tại Nam Bộ bắt đầu muộn, nắng nóng vẫn đang kéo dài. Mưa bắt đầu từ khoảng nửa cuối tháng 5, kết thúc khoảng cuối tháng 11. Tổng lượng mưa phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 10-15%. Thời kỳ này rất ít khả năng có mưa, gió nhẹ, lượng nước bốc hơi cao. Nắng liên tục khiến sông, hồ, kênh, rạch bốc hơi mạnh dẫn đến khô hạn tiếp diễn trên hầu hết khắp Nam Bộ. Mùa lũ năm nay tại sông Sài Gòn - Đồng Nai rơi vào tháng 8-9, tại Đồng bằng sông Cửu Long vào tháng 10-11. Đỉnh lũ năm nay có thể cao hơn năm 2023 nhưng không đáng kể.
Thông thường trong tháng 8 vẫn diễn ra những đợt giảm mưa, mỗi đợt từ 5 đến 10 ngày. Khi giảm mưa, nước trong nội đồng thiếu hụt, nắng mạnh, nhiệt độ cao bốc hơi mạnh, gây nên những đợt hạn bà chằn (hạn lệ), là đợt khô hạn ngắn diễn ra trong mùa mưa. Nguyên nhân gây nắng nóng do ở mặt đất, vùng áp thấp nóng phía Tây phát triển và mở rộng về phía Đông Nam. Đồng thời trên cao, áp cao cận nhiệt đới lấn Tây, khiến gió mùa Tây Nam hoạt động với cường độ yếu hoặc trung bình, chỉ đủ gây mưa diện hẹp về chiều tối. Đồng thời, trên cao, áp cao cận nhiệt đới lấn Tây, gió mùa Tây Nam hoạt động với cường độ yếu hoặc trung bình.
Nhìn chung, những ngày đầu tháng 8 thời tiết ít mưa, ban ngày nhiệt độ tăng cao nên gây ra cảm giác oi bức. Nhiệt độ trung bình năm sau luôn tăng cao hơn so với trước đó chính là hiện tượng “trái đất ấm lên”. Nguyên nhân sâu xa là do các hoạt động kinh tế xã hội của con người đặc biệt là các hoạt động khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch và chúng tạo ra nhiều khí CO2 khiến bầu khí quyển nóng hơn. Bên cạnh đó, hiện nay chúng ta còn chịu ảnh hưởng của tình trạng El Nino (nắng nóng). El Nino không chỉ gây nắng nóng kéo dài và mưa ít hơn mà chính là các hình thái thời tiết như EL Nino và La Nina sẽ gây ra các kiểu thời tiết cực đoan. Chẳng hạn mùa hè sẽ nóng và kéo dài hơn, ngược lại mùa đông cũng sẽ lạnh và kéo dài hơn, còn chỗ khô hạn cũng sẽ khô hạn hơn.
Để hạn chế thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn gây ra đối với dân sinh và sản xuất nông nghiệp, các địa phương cần chuẩn bị sớm các kịch bản hạn hán, xâm nhập mặn có thể xảy ra và giải pháp ứng phó phù hợp; phân chia các tiểu vùng có nguy cơ ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn trên cơ sở mức độ kiểm soát nguồn nước của hạ tầng thủy lợi để quản lý và khai thác một cách khoa học và hợp lý, bố trí cơ cấu mùa vụ theo hướng hàng hóa, phát triển kinh tế nông nghiệp; rà soát, hoàn thiện quy trình vận hành các hệ thống thủy lợi; tổ chức xây dựng quy trình vận hành liên hệ thống thủy lợi vùng Đồng bằng sông Cửu Long để tăng cường kết nối nguồn nước, nâng cao hiệu quả khai thác công trình thủy lợi.