Hà Nội: Đề xuất cải tạo, xây dựng nâng chiều cao khu tập thể Trung Tự lên 48 tầng

Minh Lâm|16/01/2024 18:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Khu tập thể Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội từ 4-5 tầng được đề xuất cải tạo, xây dựng lên 48 tầng nhưng không thay đổi mật độ dân cư.

UBND quận Đống Đa đang lấy ý kiến nhân dân về nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể Trung Tự, tỷ lệ 1/500.

Theo thuyết minh, dự kiến quy mô dân số khu tập thể Trung Tự 8.200 người, vùng phụ cận hơn 4.000 người.

Mật độ xây dựng toàn khu giữ nguyên theo quy hoạch phân khu đô thị tỷ lệ 1/2.000 đã được thành phố phê duyệt năm 2012 là 30-60%.

Chiều cao tối thiểu vẫn giữ từ 2 tầng nhưng với chiều cao tối đa, đồ án lần này đề xuất nâng gấp đôi số tầng quy hoạch phân khu trước đó đưa ra, từ 24 lên 48 tầng.

khu-tap-the-trung-tu.jpg
Khu tập thể Trung Tự (quận Đống Đa, Hà Nội).

Các hạng mục dự kiến trong khu vực lập quy hoạch bao gồm: Nhà chung cư; nhà liền kề; nhà biệt thự và các hạng mục công trình hạ tầng xã hội như trường mẫu giáo, tiểu học, trung học phổ thông; công viên cây xanh, vườn hoa, sân luyện tập thể dục thể thao; các công trình trụ sở cơ quan, hành chính; đường giao thông, bãi đỗ xe và các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị khác.

Khu tập thể Trung Tự rộng gần 12ha thuộc phường Trung Tự, quận Đống Đa. Khu tập thể gồm có 29 tòa nhà chung cư cao 5 tầng và 119 nhà biệt thự, liền kề; hầu hết đều xây dựng từ những năm 1970-1980.

Khu tập thể này có thiết kế gồm 4-5 tầng xen kẽ những khối nhà 2-3 tầng đã xuống cấp, không có thang máy, bình quân mỗi tòa nhà có 60-120 căn hộ.

Số liệu thống kê đến năm 2020 thể hiện, ở TP.Hà Nội có hơn 1.500 nhà chung cư cũ, bao gồm gần 1.300 nhà thuộc 76 khu chung cư. Ngoài ra, thành phố còn có 306 chung cư cũ độc lập, được xây dựng từ những năm 1960 - 1994 và trước năm 1954. Từ năm 2005, Hà Nội bắt đầu cải tạo các khu chung cư cũ. Tuy nhiên, do một số bất cập và sự thay đổi chính sách nên đến nay mới chỉ có 19 dự án hoàn thành, đưa vào sử dụng (chiếm 1,2% tổng số nhà ở chung cư cũ) và 14 dự án đang triển khai.

Bài liên quan
  • Công bố Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
    Phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phó Thủ tướng đề nghị Nghệ An cần quan tâm thúc đẩy phát triển vùng miền núi phía tây với các ngành nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông lâm sản, kinh tế cửa khẩu, du lịch sinh thái, nông nghiệp, văn hoá, kinh tế carbon thấp, tín chỉ carbon…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Đề xuất cải tạo, xây dựng nâng chiều cao khu tập thể Trung Tự lên 48 tầng