Hà Tĩnh: Khẩn trương xử lý sâu róm ăn hại 2.000 ha rừng thông

Ngọc Trâm|18/08/2023 21:24
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Thời gian qua trên diện tích rừng thông thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh quản lý xuất hiện sâu róm thông ăn hại rừng với số lượng lớn. Ngay sau khi phát hiện, Ban quản lý đã báo cáo các đơn vị liên quan, đồng thời chủ động nhân lực, máy móc, thuốc tiến hành phun phòng trừ sâu hại.

W_2-1-.jpg
Việc xuất hiện số lượng sâu lớn, mật độ dày đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây cũng như môi trường sinh thái

Trao đổi với pv Moitruong.net.vn, lãnh đạo Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh cho biết; đến ngày 16/8/2023 diện tích rừng thông đang bị nhiễm sâu khoảng 2.000 ha, mật độ từ 10-200 con/cây. Có nhiều vị trí mật độ sâu lên đến 100-200 con/cây với diện tích khoảng 200 ha; từ 35-100 con/cây, diện tích khoảng 300 ha; và 10-35 con/cây, diện tích 1.500 ha. Tuổi sâu từ 4 đến tuổi 6, thuộc thế hệ thứ III.

W_3.jpg
Nhiều cây thông bị sâu phá hoại ăn lá trơ trọi cành

Thời tiết nắng nhiều, mưa ít, đồng thời cũng là chu kỳ phát triển dịch của sâu róm quay trở lại nên sâu sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, nên dẫn đến một số diện tích bị sâu phá hoại ăn lá trơ trọi cành. Việc xuất hiện số lượng sâu lớn, mật độ dày đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây cũng như môi trường sinh thái. Trường hợp gặp thời tiết nắng nóng kéo dài cây có thể bị chết khô vì sâu ăn lá. Theo Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh, khi phát hiện sớm sâu ăn lá phá hoại rừng phải khẩn trương để phun thuốc diệt trừ, tuy nhiên do cây cao, diện tích rộng nên việc xử lý cũng gặp nhiều khó khăn.

Hiện đơn vị tranh thủ thời gian để tiến hành phun phòng trừ trước khi sâu vào kén; ưu tiên và tập trung thực hiện những vùng có mật độ sâu cao trước. Dự báo thời gian tới diễn biến sâu róm thông còn phức tạp, đơn vị theo dõi và tiếp tục phun phòng trừ nhằm hạn chế đến mức tối đa sâu hại có thể xẩy ra trong thời gian tới.

W_1-1-.jpg
BQL Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh chủ động nhân lực, máy móc, thuốc tiến hành phun phòng trừ sâu hại

Cho đến ngày 16/8/2023 Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh đã phun phòng trừ trung bình từ 2-4 lần, cá biệt có những diện tích đã phun phòng trừ 5-6 lần.

Để sớm dập tắt nạn râu róm hoành hành rừng thông, Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh đã cập nhật hàng ngày báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Kiểm lâm, các Hạt kiểm lâm trên địa bàn được biết, tổng hợp, theo dõi và đồng thời đề nghị giúp đỡ đơn vị trong việc thực hiện phòng trừ sâu róm thông gây hại.

Bài liên quan
  • Cần sớm đánh giá lại Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh)
    Sau 12 năm tạm dừng, Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê chỉ còn... đống hoang tàn. Mùa mưa, hàng nghìn hécta đất sản xuất ngập trong nước lũ, đồng ruộng sình lầy, xói lở. Mùa nắng, đồng khô, cỏ cháy, cát bụi mù mịt. Nguồn nước nhiễm phèn, tụt nước ngầm khiến hàng nghìn hộ dân tại huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) phải sống trong cảnh bất an "đi không được, ở không xong".

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hà Tĩnh: Khẩn trương xử lý sâu róm ăn hại 2.000 ha rừng thông