Hội thảo Khoa học Quốc tế Biển Đông lần thứ 10

Đức Huy|08/11/2018 06:45
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Sáng ngày 8.11, tại TP Đà Nẵng đã diễn ra phiên khai mạc Hội thảo Khoa học Quốc tế Biển Đông lần thứ 10. Sự kiện do Học viện Ngoại giao, Hội Luật gia Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông phối hợp tổ chức. Tham dự Hội thảo có 220 đại biểu, bao gồm 89 học giả quốc tế, 31 đại diện đến từ 22 cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, gần 100 học giả, đại biểu Việt Nam.

>>>Khẩn trương xử lý sạt lở bờ biển, bồi lắng tại 13 tỉnh miền Trung

>>>Phú Quốc sẽ trở thành hòn đảo không rác thải nhựa

Phát biểu khai mạc, PGS. TS. Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam khẳng định, Hội thảo lần này đã có sự mở rộng mạnh mẽ về quy mô và uy tín, trở thành diễn đàn quan trọng để các học giả khu vực và quốc tế bàn luận một cách nghiêm túc và khách quan các vấn đề trong tranh chấp Biển Đông, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp và sáng kiến khả thi vì mục tiêu hòa bình, hợp tác trên Biển Đông cũng như toàn khu vực. Xét từ góc độ học thuật, vấn đề Biển Đông đã trở thành một chủ đề nghiên cứu với nội dung đa dạng, đa ngành và đa chiều, thu hút sự quan tâm ngày càng lớn của giới học giả. PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng kêu gọi các chuyên gia, học giả tiếp tục phát huy tinh thần “thẳng thắn, khách quan, khoa học, cầu thị”, tích cực đưa ra những kiến nghị xác đáng giúp chính phủ các nước liên quan cùng phối hợp hành động vì môi trường hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực.

Thay mặt Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, địa phương đăng cai Hội thảo lần này, ông Hồ Kỳ Minh, Uỷ viên Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng chào mừng các đại biểu tới tham dự Hội thảo, bày tỏ hy vọng các đại biểu sẽ trao đổi thẳng thắn về thực trạng tình hình Biển Đông, đề xuất các sáng kiến hướng đến kiểm soát tốt hình hình, từng bước xây dựng một Biển Đông hoà bình, hữu nghị và hợp tác bền vững, đảm bảo an ninh, an toàn cho cuộc sống của 300 triệu người dân ven biển, đóng góp vào hoà bình, ổn định của khu vực.

Tại hội thảo lần này, 32 tham luận sẽ được trình bày, tình hình Biển Đông, động thái của các nước trong 10 năm qua sẽ được các đại biểu thảo luận, đánh giá toàn diện. Các chủ đề lớn trong chương trình nghị sự bao gồm: xu hướng phát triển và cục diện khu vực trong thập kỷ qua, vị trí của Biển Đông trong khu vực Ấn Độ Dương- Châu Á-Thái Bình Dương, nội hàm chính sách của các nước lớn đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và các tác động đối với khu vực, các biện pháp hoà bình quản lý và giải quyết tranh chấp.

Biển Đông là một vùng biển có tầm quan trọng toàn cầu bởi nó án ngữ nhiều tuyến hải hành huyết mạch đi qua vùng biển này. Trong phiên 1, các đại biểu đã cùng tập trung thảo luận về các vấn đề: Phiên 1: Biển Đông – Trung tâm của Khu vực Ấn Độ Dương – châu Á – Thái Bình Dương; phiên 2: Biển đông: Tiêu điểm: 10 năm nhìn lại; phiên 3: Lập trường và yêu sách của các bên: Tiếp nối và điều chỉnh; phiên 4: Các nước lớn, Can dự hay không can dự? Trong đó, Biển đông được coi là điểm khởi đầu lớn lao của khu vực, các đại biểu đã cùng xem xét bối cảnh chính trị rộng lớn của khu vực này để đánh giá tầm quan trọng của Biển Đông trong chiến lược cạnh tranh địa chính trị, tìm hiểu mối liên hệ giữa những sự kiện trên Biển Hoa Đông cũng như với cục diện địa chính trị chung của toàn bộ khu vực. Biển Đông trong các tham luận cũng được nhắc đến như sự kết nối địa chính trị với Ấn Độ Dương rộng lớn, tầm quan trọng của Biển Đông trong thế phòng ngự chuỗi đảo…

Trong ngày thứ 2 (Thứ 6/9/11), phiên 5 của Hội thảo sẽ tập trung vào việc xây dựng lực lượng trên biển Đông do GS.Carlyle Thayer, Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc làm chủ tọa. Phiên 6: Xây dựng Lòng tin, Ngoại giao Phòng ngừa và Giải quyết Tranh chấp; Phiên 7: Các Nhân tố Mới Có thể Tạo Bất Ổn trên Biển Đông; Phiên 8: Trật tự và Bất ổn trên Biển Đông: Tổng kết Quá khứ và Định hình Tương lai.

Đức Huy

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Hội thảo Khoa học Quốc tế Biển Đông lần thứ 10
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.