[Infographic] Loài người tiêu thụ 1 triệu chai nhựa mỗi phút, nếu chất đống lên sẽ cao tới chừng nào?

Theo Trí thức trẻ|18/09/2019 07:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Mỗi tiếng: 54,9 triệu chai nhựa được tiêu thụ chất đống lên sẽ cao hơn cả Tượng Chúa Kitô Cứu thể ở Brazin. Mỗi ngày: 1,3 tỷ chai nhựa đã chồng cao bằng một nửa tháp Eiffel.

Chúng ta đang sử dụng khoảng 1 triệu chai nhựa mỗi phút. Nhấn mạnh lại với bạn là: Mỗi phút. Con số này tương đương 1,3 tỷ chai mỗi ngày, 40 tỷ chai mỗi tháng, 480 tỷ chai mỗi năm và 4 nghìn tỷ chai trong thập kỷ qua. Những con số gây choáng váng.

Đã bao giờ bạn tự hỏi nếu chất đống số chai nhựa này lên, nó sẽ trông như thế nào?

Loài người tiêu thụ 1 triệu chai nhựa mỗi phút, nếu chất đống lên sẽ cao đến chừng nào?

Mặc dù hình ảnh đó sẽ không xuất hiện ngoài đời thực, nhưng nhờ Simon Scarr và Marco Hernandez, hai chuyên gia trực quan hóa dữ liệu làm việc cho Reuters, bây giờ chúng ta có thể có được cái nhìn về nó.

Scarr và Hernandez đã sử dụng phần mềm đồ họa, đổ đống chai nhựa này bên cạnh những công trình mang tính biểu tượng của thế giới, chẳng hạn như Tượng Chúa Kitô Cứu thể ở Brazin, tháp Eiffel của Pháp, để xem chúng bị nhấn chìm bởi rác thải nhựa sẽ như thế nào.

Và đây là kết quả:

Mỗi tiếng: 54,9 triệu chai nhựa được tiêu thụ chất đống lên sẽ cao hơn cả Tượng Chúa Kitô Cứu thể ở Brazin.

Mỗi ngày: 1,3 tỷ chai nhựa đã chồng cao bằng một nửa tháp Eiffel.

Mỗi tháng: Tháp Eiffel bây giờ chẳng là gì so với 40 tỷ chai nhựa.

Mỗi năm: 480,6 tỷ chai nhựa chất đống đã cao hơn rất nhiều so với Burj Khalifa – tòa nhà cao nhất thế giới hiện tại ở Dubai.

Mỗi thập kỷ: 4 nghìn tỷ chai nhựa có thể tạo nên một ngọn núi rộng bằng cả đảo Manhattan ở New York.

Trong vòng 50 năm qua, sản lượng nhựa mà con người sản xuất ra đã tăng mạnh, dẫn đến các sản phẩm nhựa rẻ tiền dùng một lần trở nên phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Trong đó, nổi bật là những chai nhựa polyetylen terephthalate (PET) thường được sử dụng để đựng nước ngọt và nước khoáng và cả các sản phẩm chăm sóc cá nhân hoặc gia đình khác.

Dữ liệu từ một nghiên cứu của Science Advances cho thấy mỗi năm con người sản xuất ra hơn 380 triệu tấn nhựa. Một phần lớn trong sản lượng đó được dùng để đúc thành 482 tỷ chai nhựa. Năm 2018, số lượng chai nhựa đã tăng hơn 50% so với gần một thập kỷ trước vào năm 2009.

Khoảng 55% chất thải nhựa đơn giản là bị ném vào môi trường không xử lý, 25% được đốt và 20% được tái chế. Điều này có nghĩa là phần lớn các chai được hình dung ở trên có thể kết thúc của đời hữu dụng của nó trong lòng đất, những bãi rác hoặc trôi nổi trên đại dương.

Trong những thập kỷ gần đây, lượng nhựa tái chế thậm chí còn sụt giảm. Trên toàn cầu, 8,3 tỷ tấn nhựa được sản xuất từ ​​năm 1950 đến 2015. Chỉ vỏn vẹn 6% con số đó được tái chế. Phần lớn nhựa còn lại được sử dụng một lần, và hiện đã trở thành rác thải ô nhiễm.

Tuy nhiên, ít người trong số chúng ta hình dung được mức độ nghiêm trọng của những con số này. Dự án của Scarr và Hernandez có thể được coi là một điểm sáng để tuyên truyền về vấn nạn rác thải nhựa tới công chúng.

Nó đã cho chúng ta một hình dung trực quan về thói quen tiêu thụ đồ nhựa, cụ thể là những chai nhựa, của mình. Mỗi giây, cả thế giới sẽ tiêu thụ hết ngần này chai nhựa, nếu chúng đổ cả lên người bạn, liệu bạn có thể sống sót dưới dòng chảy này hay không?

Và đây là một phiên bản khác nếu ngọn núi nhựa ở Manhattan bị sạt lở. Nó sẽ tạo thành một cơn sóng thần cuốn qua thành phố:

Cuối cùng, nếu bạn chưa biết, Hernandez đã làm hỏng một chiếc máy tính đắt tiền của ông trong lúc render ra những hình ảnh này. Một trong những hình ảnh đó mất tới hơn 1 tuần lễ để hoàn thành.

Theo Trí thức trẻ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
[Infographic] Loài người tiêu thụ 1 triệu chai nhựa mỗi phút, nếu chất đống lên sẽ cao tới chừng nào?
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.