Khai thác nước ngầm quá mức (Bài 3): Cần những giải pháp cấp bách

Minh Trang|06/12/2022 07:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Trước thực trạng khai thác nước ngầm quá mức, dẫn tới nhiều nguy cơ, hệ lụy, do đó cần nhiều giải pháp cấp bách đảm bảo an ninh nguồn nước tốt nhất.

Nước ngầm là nguồn nước chính dùng trong sinh hoạt của rất nhiều hộ dân. Tình trạng ô nhiễm nước ngầm, khai thác nước ngầm quá mức chưa được xử lý mà còn có dấu hiệu lan rộng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của không ít người. Do đó, chúng ta cần phải chung tay tìm ra những biện pháp hiệu quả nhất để giải quyết triệt để.

khai-thac-nuoc-ngam-qua-muc.png
Các tỉnh, thành phố khẩn trương phê duyệt danh mục "vùng hạn chế khai thác nước dưới đất”

Lựa chọn vị trí thích hợp

Khi bắt đầu khoan giếng lấy nước, bạn cần chọn vị trí đảm bảo nằm cách xa các khu vực chăn nuôi, các công trình vệ sinh và rãnh thoát nước thải ít nhất là 7m. Trong trường hợp phát sinh các lỗ khoan hỏng, bạn phải xử lý lấp các lỗ hở theo đúng quy định để tránh gặp sự cố thông tầng làm xâm ngập mặn khiến các chất bẩn thấm xuống tầng nước đang khai thác.

Quá trình thi công khoan giếng cũng phải được thợ giàu kinh nghiệm thực hiện đúng kỹ thuật và môi trường để tránh gặp phải các sai sót dẫn đến thấm các chất gây ô nhiễm dọc vách giếng chảy xuống phía dưới.

Tại các hộ gia đình, hệ thống giếng khơi, giếng lọc phải được củng cố vững chắc bằng cách dùng gạch hoặc bê tông đúc sẵn phía mặt đất. Phần trên mặt đấn cần có tường bao với độ cao phù hợp chống tràn phòng khi xảy ra mưa lũ và tai nạn xảy đến với người già và gia súc.

Ngoài ra, các khu vệ sinh, chuồng trại trong các hộ gia đình phải được thiết kế xa các lỗ khoan để khai thác nước. Các cống, rãnh thoát nước dẫn đến các hệ thống chung à đến các công trình máng mương thủy lợi cũng cần được bê tông hóa hoặc gạch hóa

Đối với phạm vi doanh nghiệp hoặc xí nghiệp sản xuất công nghiệp hoặc thực phẩm, phải thực hiện xây bể chứa nước thải và đưa vào công nghệ xử lý nước thải trước khi dẫn nước thải vào hệ thống thoát nước chung.

khai-thac-nuoc-ngam-qua-muc-1.jpg
Cần hoàn thiện chính sách, quy định trong quản lý tài nguyên nước dưới đất

Khuyến khích sử dụng nguồn nước mặt hạn chế khai thác nước ngầm quá mức

Tăng sử dụng nguồn nước mặt là giải pháp đang được đẩy mạnh để bảo vệ, chống ô nhiễm nước ngầm cũng như hạn chế khai thác nước ngầm quá mức. Cụ thể hơn, cơ quan chức năng kêu gọi hạn chế khai thác nước ngầm, nhất là nhằm phục vụ sản xuất công nghiệp ở những vùng có sẵn nguồn nước máy hoặc nước mặt để thay thế. Một số tỉnh, thành đã tập trung đầu tư phát triển các dự án phục vụ sản xuất để hạn chế khai thác quá mức dẫn đến ô nhiễm nước ngầm.

Các dự án có thể kể đến như nạo vét kênh mương, công trình thủy lợi với các hồ, đập,... cấp nước cho hoạt động nông nghiệp, chống xâm ngập mặn, tiêu thoát lũ.

Thanh tra, giám sát thường xuyên

Để các giải pháp kể trên được thực hiện hiệu quả, cần có tổ chức thực hiện thanh tra, giám sát định kỳ để kiểm soát, phát hiện, hạn chế và ngăn chặn các hành vi khai thác nước quá mức và trái phép tại các địa phương.

Trong những trường hợp vi phạm nghiêm trọng, cần chấm dứt và triển khai xử lý mạnh tay các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về khai thác và bảo vệ tài nguyên nước làm ô nhiễm nước ngầm.

Vậy là bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin tổng quan nhất về vấn đề ô nhiễm nước ngầm. Hi vọng rằng bạn thấy những kiến thức trên là bổ ích và có ý nghĩa trong những trường hợp cần thiết.

khai-thac-nuoc-ngam-qua-muc-2.jpg
TP. Hồ Chí Minh triển khai đồng bộ các giải pháp giảm khai thác nước ngầm quá mức

5 vùng hạn chế khai thác nước ngầm

Theo Nghị định 167/2018/NĐ-CP quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất, có 5 vùng hạn chế khai thác nước dưới đất gồm: Vùng hạn chế 1; Vùng hạn chế 2; Vùng hạn chế 3; Vùng hạn chế 4; Vùng hạn chế hỗn hợp.

Vùng hạn chế 1, bao gồm các khu vực đã từng xảy ra sự cố sụt, lún đất, biến dạng địa hình; Khu vực có biên mặn, có hàm lượng tổng chất rắn hòa tan (TDS) từ 1.500 mg/l trở lên; Khu vực có bãi chôn lấp chất thải rắn tập trung theo quy định của pháp luật về quy hoạch, xây dựng và bảo vệ môi trường; Khu vực có giếng khai thác nước dưới đất bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và sinh vật mà chưa có giải pháp công nghệ để xử lý để bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt; Khu vực có nghĩa trang tập trung hoặc các khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất khác do UBND các tỉnh, thành phố quyết định.

Vùng hạn chế 2, bao gồm các tầng chứa nước lỗ hổng ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long; Đối với các tầng chứa nước lỗ hổng ở các địa phương khác thì UBND cấp tỉnh căn cứ quy mô, mức độ khai thác nước dưới đất, mức độ hạ thấp mực nước dưới đất và yêu cầu về bảo vệ nguồn nước dưới đất trên địa bàn quyết định việc khoanh định; các tầng chứa nước trong đá bazan ở các địa phương thuộc khu vực Tây Nguyên.

Vùng hạn chế 3, bao gồm các khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và dịch vụ cấp nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng.

Vùng hạn chế 4, bao gồm các khu vực có nguồn nước mặt có khả năng đáp ứng ổn định cho các nhu cầu sử dụng nước.

Vùng hạn chế hỗn hợp là vùng có diện tích chồng lấn giữa các vùng hạn chế 1, 2, 3 hoặc 4.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các tỉnh, thành phố chưa phê duyệt danh mục "vùng hạn chế khai thác nước dưới đất" cần khẩn trương tổ chức triển khai việc khoanh định, công bố danh mục vùng này đồng thời xây dựng, phê duyệt phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh để làm căn cứ triển khai công tác bảo vệ tài nguyên nước.

Đối với các tỉnh, thành phố đã phê duyệt danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị sớm tổ chức xây dựng, phê duyệt phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định của Nghị định số 167/2018/NĐ-CP; trong đó cần đảm bảo áp dụng đúng các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất đối với từng khu vực, từng vùng hạn chế và từng công trình.

Với các công trình khai thác nước dưới đất đã được cấp giấy phép thì chỉ áp dụng biện pháp hạn chế khai thác là “dừng khai thác và thực hiện xử lý, trám lấp giếng” hoặc “không gia hạn giấy phép” nếu công trình thuộc vùng hạn chế 1 (khu vực xảy ra sụt lún đất, nhiễm mặn, ô nhiễm hoặc khu vực liền kề khu vực xảy ra sự cố).

Biện pháp hạn chế khai thác đối với 5 khu vực trên là dừng toàn bộ mọi hoạt động khai thác nước dưới đất hiện có (nếu có) và thực hiện xử lý, trám lấp giếng theo quy định. Trường hợp công trình không có giấy phép, bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật còn phải dừng hoạt động khai thác và thực hiện việc xử lý, trám lấp giếng.

Bài liên quan
  • Khai thác nước ngầm quá mức (Bài 2): "Lợi bất cập hại"
    Hiện nay, tình trạng khai thác nước ngầm đang diễn ra tràn lan và gây ra nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng như cạn kiệt nguồn nước, gây ra sụp lún, sạt lở đất, nhất là các đô thị lớn thường có khu vực khai thác tập trung.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Khai thác nước ngầm quá mức (Bài 3): Cần những giải pháp cấp bách
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.