Khối băng lớn thứ hai thế giới đang nứt với tốc độ chưa từng có
Do tác động của biến đổi khí hậu, khối băng trôi lớn thứ hai trên hành tinh đang nứt với tốc độ chưa từng có, đẩy nhanh nguy cơ tan rã và tác động nghiêm trọng đến mực nước biển toàn cầu.
Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Durham của Anh, tấm băng ở Greenland đang nứt "nhanh hơn bao giờ hết" do biến đổi khí hậu.
Sử dụng 8.000 bản đồ ba chiều từ hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao, các nhà nghiên cứu đã phân tích sự phát triển của các vết nứt trên bề mặt tảng băng Green land - khối băng lớn thứ hai thế giới từ năm 2016 đến 2021. Kết quả cho thấy các vết nứt ngày càng mở rộng cả về kích thước và độ sâu, nhanh hơn nhiều so với các nghiên cứu trước đây.
Tiến sĩ Tom Chudley, phó giáo sư địa lý tại Đại học Durham và là tác giả chính của nghiên cứu, bày tỏ sự ngạc nhiên về tốc độ của hiện tượng này: “Trước đây, những thay đổi này được quan sát trong hàng thập kỷ, nhưng giờ đây chúng tôi nhận thấy chúng xảy ra chỉ trong vòng 5 năm”.
Theo ông Chadley, vết nứt trên đã tăng tốc đáng kể từ năm 1990 và điều này là do sự nóng lên của đại dương.
"Đây là những thứ liên quan đến chuyển động của sông băng và tốc độ tăng lên của nó... Sự bất ổn có thể dẫn đến mực nước biển dâng 1 m vào năm 2100 và 10 m vào năm 2300", Chadli chia sẻ.
Ông hy vọng bản đồ có độ phân giải cao từ nghiên cứu này sẽ hỗ trợ dự đoán mực nước biển dâng chính xác hơn trong tương lai. “Các mô hình quy mô lớn hiện nay vẫn gặp khó khăn trong việc tính toán những bất ổn động lực, bao gồm sự dịch chuyển và gia tăng tốc độ của sông băng. Những yếu tố này có thể khiến mực nước biển dâng đến một mét vào năm 2100 và 10 mét vào năm 2300”.
“Chúng ta cần những dự báo chính xác hơn về mực nước biển dâng để có thể lập kế hoạch, giảm thiểu và thích ứng trong ba thế kỷ tới”, Chudley nhấn mạnh.
Các nhà khoa học tại Đại học Durham báo cáo về sự gia tăng tốc độ hình thành các vết nứt trên lớp băng Greenland ngày trước đó. Dịch vụ báo chí của trường lưu ý ở một số khu vực trên rìa lớp băng, đã ghi nhận được sự gia tăng các vết nứt là 25%, với sai số là 10%.
Ngày 24/1, CNN đưa tin tảng băng trôi lớn nhất thế giới, được gọi là A23a, đang di chuyển về phía bắc từ Nam Cực đến Đảo Nam Georgia, một phần của Lãnh thổ hải ngoại của Anh và có nguy cơ va chạm.
Các chuyên gia không loại trừ khả năng khối băng có thể va chạm với một phần đất liền của Anh và vỡ thành nhiều mảnh. Theo dự báo của Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh, tảng băng trôi này có khả năng tách ra và cuối cùng tan chảy khi đến hòn đảo xa xôi Nam Georgia.
Tháng 10/2024, Hiệp hội Địa lý Nga báo cáo do hậu quả của tình trạng nóng lên toàn cầu, hòn đảo Mesyatsova rộng 53 ha đã biến mất khỏi quần đảo ở Bắc Cực.