Kiên Giang: Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống hạn, mặn sản xuất nông nghiệp

Quốc Tuấn|05/10/2018 03:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất trồng lúa 357.500 ha, tập trung ở 3 vùng sinh thái là Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu và U Minh Thượng. Với tiềm năng, lợi thế đất sản xuất này, Kiên Giang dẫn đầu cả nước về sản lượng lúa nhiều năm qua, hơn 4 triệu tấn/năm.

Thanh Hóa: Người dân mang đá, căng băng rôn chặn đường, ngăn bụi

Mỹ: Tổ chức tour du lịch không chất thải đầu tiên

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Kiên Giang phấn đấu đến năm 2020 đạt trên 4,5 triệu tấn lúa, dẫn đầu cả nước về sản lượng, phục vụ xuất khẩu gạo và tăng thu nhập cho nông dân trồng lúa. Đến nay, Kiên Giang đã xây dựng được 15 cống thủy lợi trên tuyến đê biển An Biên – An Minh để kiểm soát mặn, giữ ngọt cho sản xuất vùng U Minh Thượng; nạo vét hơn 2.700 km kênh mương, nâng cấp trên 600 công trình thủy lợi nội đồng và đầu tư 117 cống thủy lợi, hơn 1.250 trạm bơm trên các vùng sản xuất; cơ bản hoàn thành hệ thống kênh thoát lũ, dẫn ngọt vùng Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, ngăn mặn. Nhờ vậy, hơn 300.000 ha lúa hai vụ/năm (Đông Xuân – Hè Thu) chủ động được nguồn nước sản xuất và trên 90.000 ha có khả năng sản xuất 3 vụ lúa/năm.

Trên 3 vùng sinh thái trồng lúa ở tỉnh Kiên Giang, vùng Tứ giác Long Xuyên đất bị nhiễm phèn nặng, ngập úng cục bộ, lũ hàng năm và ven biển bị nhiễm mặn; vùng Tây sông Hậu đất ít nhiễm phèn, nước ngọt quanh năm và ảnh hưởng lũ sông Mekong; vùng U Minh Thượng đất bị nhiễm phèn, mặn nặng, mùa khô thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn, canh tác chủ yếu nhờ vào nước trời mưa. Chính điều kiện tự nhiên bất cập đó cùng với biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, hệ thống thủy lợi chưa đồng bộ nên sản xuất lúa của Kiên Giang chưa thật sự an toàn, bền vững và hiệu quả, năng suất, chất lượng lúa hãy còn hạn chế, chưa đủ sức cạnh tranh với thị trường xuất khẩu.

Theo đó, Kiên Giang tập trung thực hiện đề án kiểm soát mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất và nước sinh hoạt của nhân dân giai đoạn 2016 – 2020; dự án điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp – nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính; đề tài khoa học nghiên cứu chọn tạo giống lúa ngắn ngày chống chịu mặn, năng suất cao và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu,… Tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, mưa lũ, đối phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Thực hiện tốt công tác dự báo, cảnh báo thiên tai và giám sát biến đổi khí hậu, đầu tư, nâng cấp trạm khí tượng, thủy văn, trạm đo mưa, đo mặn mùa khô, đo mực nước.

Cùng với đó, Kiên Giang đẩy mạnh ứng dụng sản xuất các giống lúa có năng suất, chất lượng cao, xây dựng cánh đồng lớn để nâng cao giá trị lúa hàng hóa, thu hút các nguồn lực đầu tư vào sản xuất lúa. Phát triển mô hình sản xuất lúa – tôm khoảng 100.000 ha năm 2020, tập trung ở vùng U Minh Thượng và vùng ven biển Tứ giác Long Xuyên. Tiếp tục nâng cao chất lượng vùng sản xuất lúa quy mô tập trung, chuyên canh chất lượng cao khoảng 120.000 ha ở Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, Châu Thành.

Đến nay, tỉnh thực hiện xây dựng 170 cánh đồng lớn sản xuất lúa theo hướng VietGAP, quy mô hàng chục ngàn ha, với hơn 20 doanh nghiệp liên kết hỗ trợ giống, vật tư, tập huấn kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm. Các mô hình tổ chức sản xuất được củng cố và kiện toàn, nhất là hợp tác xã, trang trại, tổ hợp tác, từng bước hình thành liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; gắn kết các doanh nghiệp với hợp tác xã để nâng cao chuỗi giá trị. Chuyển giao, nhân rộng các mô hình canh tác lúa phù hợp với quy hoạch và vùng sinh thái nhằm giảm giá thành sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng chất lượng gạo VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ. Chọn tạo nhiều giống chống chịu hạn mặn gieo trồng như: GKG9, GKG24,…; chú trọng mô hình “3 giảm – 3 tăng”, “1 phải – 5 giảm”, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất. Đặc biệt, mô hình lúa – tôm cho hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với các vùng ven biển, thiếu nước ngọt được xem là “mô hình sản xuất thông minh” trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường; sản xuất lúa VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ trên nền lúa – tôm.

Ngoài ra, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng sản xuất các giống lúa có năng suất, chất lượng cao, xây dựng cánh đồng lớn để nâng cao giá trị lúa hàng hóa, thu hút các nguồn lực đầu tư vào sản xuất lúa. Phát triển mô hình sản xuất lúa – tôm khoảng 100.000 ha năm 2020, tập trung ở vùng U Minh Thượng và vùng ven biển Tứ giác Long Xuyên. Tiếp tục nâng cao chất lượng vùng sản xuất lúa quy mô tập trung, chuyên canh chất lượng cao khoảng 120.000 ha ở Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, Châu Thành.

Tuy nhiên, thời gian qua do biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Kiên Giang. Điển hình như vụ Mùa và Đông Xuân 2015 – 2016 dứt mưa sớm, mặn xâm nhập làm thiệt hại hơn 56.500 ha lúa; sản xuất lúa năm 2016 so với năm 2015, diện tích gieo trồng giảm 3.431 ha, năng suất giảm 0,6 tấn/ha, sản lượng giảm hơn 481.200 tấn. Năm 2017, sản xuất vụ lúa Mùa do nắng hạn, mặn xâm nhập, khâu rửa mặn không triệt để đã gây thiệt hại 10.455 ha, dịch muỗi hành gây hại trên 38.000 ha. Sản xuất lúa Đông Xuân, giai đoạn lúa trỗ trùng vào thời điểm mưa nhiều kéo dài, dông lốc làm đổ sập, úng ngập hàng chục ngàn ha; vụ Hè Thu và Thu Đông bị ngập úng, ngã đổ hơn 7.150 ha. Tiếp đến, sản xuất lúa Đông Xuân 2017 – 2018, khoảng 20.000 ha ở vùng Tứ giác Long Xuyên rơi vào tình trạng hạn mặn, thiếu nước ngọt tưới tiêu, các địa phương thực hiện quyết liệt các giải pháp để cứu lúa, giảm thiểu thiệt hại.

Trước tình hình biến đổi khí hậu ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất nông nghiệp, tỉnh Kiên Giang đề nghị Trung ương bố trí vốn xây dựng hoàn thiện hệ thống cống ngăn mặn, giữ ngọt và điều tiết nước để phục vụ cho sản xuất trên địa bàn; thực hiện các dự án, công trình ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn; đồng thời xem xét phê duyệt dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé phục vụ sản xuất vùng Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu và một số tỉnh lân cận trong khu vực.

Quốc Tuấn

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Kiên Giang: Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống hạn, mặn sản xuất nông nghiệp
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.