Nhận lời mời của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai (PCTT) ngày 2/11, ông Yasuhiro Taraka – đã chia sẻ các biện pháp Nhật Bản đang sử dụng để ứng phó với sạt lở.
Ông Yasuhiro Tanka cho rằng, cũng tương tự như Việt Nam, địa hình Nhật Bản đồi dốc nên sạt lở đất xảy ra lặp đi lặp lại nhiều lần và rất khó để nhận biết trước được thời điểm nào và ở đâu sẽ có sạt lở đất đất.
Sạt lở đất xảy ra bởi nhiều yếu tố chi phối, tác động, không chỉ phụ thuộc vào lượng mưa, mà còn phụ thuộc vào sự phân bổ mưa tại mỗi thời điểm và đặc điểm, tính chất thổ nhưỡng của từng vùng.
Theo ông Yasuhiro Tanka, Nhật Bản đang có 3 ý tưởng để ứng phó sạt lở đất. Đầu tiên, Nhật Bản quan tâm đến vấn đề sử dụng đất, tùy từng vùng đất để xem lượng mưa ở khu vực đó ra sao.
Ông Yasuhiro Taraka – Chuyên gia JICA – Cố vấn quản lý rủi ro thiên tai của Nhật Bản. Ảnh: Nguyễn Dương.
Sau đó, các khu vực được chia và đánh dấu thành các vùng “xanh” là vùng an toàn; vùng “đỏ” là vùng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất; và vùng “vàng” là vùng cận nguy hiểm.
Ở vùng “xanh”, người dân được bố trí sinh sống ở đó. Nhưng những hộ dân sống gần vùng có nguy cơ cao thì sẽ có thông báo sơ tán khi có nguy cơ xảy ra lũ lụt, sạt lở đất.
Cuối cùng, mỗi hộ dân ở Nhật Bản đều phải biết rõ họ nằm ở vùng nguy cơ nào, như “đỏ” là nguy hiểm, “vàng” là cận nguy hiểm, “xanh” là an toàn.
Cũng theo vị chuyên gia này, để nhận biết và phát hiện các trận sạt lở đất, Nhật Bản cũng triển khai hệ thống cảnh báo sớm. Hệ thống này sẽ đưa ra cảnh báo về sạt lở đất cho người dân trong một bán kính nhất định. Khi có nguy cơ sạt lở đất xảy ra, người dân trong các phạm vi này sẽ được thông báo đi sơ tán.
Bên cạnh đó, ở vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, Nhật Bản cũng triển khai xây dựng các công trình để ngăn chặn sạt lở đất đá, lũ bùn, lũ đá… nhằm giảm thiểu sự tác động trực tiếp vào các khu dân cư.
Minh Hoàng