Nu Hương - Loại cây trăm năm chỉ cao một tấc

Hà My|17/01/2023 08:20
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Thơm nhẹ nhàng và sở hữu dòng nhựa đỏ tươi, sinh trưởng trong mọi điều kiện thời tiết và sản phẩm làm ra không bao giờ bị mối mọt nhưng để có được những sản phẩm làm từ cây gỗ Hương phải mất hàng trăm năm bởi theo tương truyền trăm năm cây gỗ hương mới cao một tấc.

Gỗ nu hương là cây gỗ gì?

Gỗ nu là phần dị tật được hình thành do những tác động vật lý gây nên, trong quá trình khôi phục, sinh trưởng vị trí này ngày càng phát triển dị dạng, hoặc khi bị côn trùng, vi sinh vật tấn công lên phần nhạy cảm của cây cũng tạo nên những hình dạng như thế.

nu-huong.png
Phôi gỗ nu hương kích thước khủng siêu hiếm trên thị trường, một phôi có kích thước lớn vậy thường có giá trị lên đến hàng tỷ đồng.

Do đặc điểm sinh lý và lý do bảo tồn sự phát triển tự nhiên của cơ thể sống, cây hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất và không khí, dồn một lượng lớn vào nơi bị thương tổn, làm cho nó phát triển khác thường so với những nơi khác trên thân cây. Vì thế, chỗ thương tổn phình to thành bướu. Độ lớn của bướu phụ thuộc vào cách hấp thụ chất dinh dưỡng, thời gian sinh trưởng của cây nhưng đa phần bướu có đường kính lớn hơn thân cây chủ.

Nếu trong các loại đá quý, kim cương là thứ đắt giá nhất thì trong các loại gỗ, gỗ nu đồng thời là thứ đắt giá nhất. Nu thực tế không phải là một loại thực vật lấy gỗ như các loại hương, sưa, mun, hoàng đàn … mà chỉ là 1 phần dị dạng xấu xí của cây.

Vậy nên gỗ nu hương chính là phần u bướu của cây Giáng Hương (còn được gọi là Dáng Hương hay gỗ Hương). Cây gỗ Hương thuộc họ Đậu, có nhiều ở vùng Đông Nam Á, Đông Bắc Ấn Độ và Nam Phi. Ở Việt Nam cây gỗ Hương được xếp vào nhóm gỗ 1 những loại gỗ quý hiếm cùng với gỗ trắc, gỗ sưa, gỗ cẩm. Chúng là cây bản địa của những nước Đông Nam Á, thường sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ ở những vùng nhiệt đới, có nơi cách so với mặt nước biển lên đến 800m. Ở Việt Nam, cây gỗ Hương thường xuất hiện nhiều ở các tỉnh: Tây Nguyên, Nam Bộ, Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum, Phú Yên, Đồng Nai, Tây Ninh.

Cây gỗ giáng hương có thể thích nghi dễ dàng với sự thay đổi của môi trường về nhiệt độ lẫn khí hậu và dạn dày thời tiết khắc nghiệt khá tốt.

Gỗ giáng hương sinh trưởng và phát triển tốt trong mọi điều kiện thời tiết. Đặc biệt trong môi trường nhiệt đới khắc nghiệt như Đắk Lắk, Tây Nguyên hay Kon Tum…Những vùng có nhiều đất bazan hay đất tro xám, đất cằn đồi trọc. Chúng hút chất dinh dưỡng từ sâu bên dưới lòng đất để sinh trưởng.

Đặc điểm của gỗ giáng hương

Thân gỗ giáng hương thường có gam màu tươi đặc trưng của gỗ như màu đỏ đất nơi giáng hương sinh sống. Đặc biệt màu đỏ thẫm của từng vân gỗ đẹp mắt vô cùng khi vừa mới được xẻ ra. Gỗ cây giáng hương có mùi thơm dịu, nhẹ nhàng, dễ dàng thắm đượm và lưu lại trên tay. Thân gỗ là những thớ vân chắc nịch, màu đẹp quá phù hợp cho ứng dụng nội thất trang trí cho gia đình hay đồ gỗ cao cấp.

Gỗ giáng hương đến thời điểm thu hoạch có cây cao đến 20 – 30m và có kích thước đường kính rộng đến 90cm, có những cây còn lớn hơn thế nữa. Vỏ cây nâu xám dày phải đến 2cm bị nứt dọc nhiều, thịt vỏ cây mang màu vàng. Tuy nhiên sau lớp vỏ đó vẫn là dòng nhựa cây đỏ tươi.

Ở Việt Nam, cây gỗ giáng hương thường sinh trưởng tại các cánh rừng khộp, hay rừng bán thường xanh, chủ yếu phân bố ở các tỉnh Tây Nguyên, Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai, Tây Ninh… Chúng thích nghi dễ dàng tại các vùng đất đỏ bazan, đất tro xám. Kể cả trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết.

Gỗ giáng hương được xếp vào nhóm gỗ số 1 trên bảng phân loại của Việt Nam. Chúng cũng được nhắc tới trong ứng dụng làm thuốc chữa bệnh của y học cổ truyền phương Đông. Đặc biệt vỏ của cây gỗ giáng hương có chứa thành phần tanin và dòng nhựa chảy ra từ vết thương của chúng có màu đỏ đặc trưng. Còn có thể dùng để nhuộm vải, nhuộm quần áo.

Tính chất gỗ giáng hương

tuong-phat-go-nu-huong.jpg
Tượng Phật Di Lặc Nu Hương cám hồng quý hiếm.

Gỗ giáng hương có chất gỗ cứng, vân thớ rất đẹp, có chất gỗ cứng nhất. Chúng có khối lượng riêng nặng nhất trong các loại gỗ cứng, chìm ngay khi thả vào nước, nếu dùng để chế tác đổ nội thất, cỏ độ bền rất cao. Đặc tính gỗ ổn định, dễ gọt đẽo gia công.

Gỗ có màu sẫm, gồm nhiều màu từ đen tím đến đỏ tím, thậm chí một sổ còn có màu đen như sơn độc đáo. Vân thớ mịn và ngay ngắn, một số đường vân uốn cong như lông bò, thoắt ần thoắt hiện. Một số vân thì lấp lánh như sao trên trời. Gỗ giáng hương vừa có màu sáng lấp lánh như kim loại, lại vừa mịn màng, trơn bóng như lụa là.

Tuy không đẹp như gỗ sưa, nhưng gỗ giáng hương lại phảng phất vẻ trầm lặng cổ xưa mà những loại gỗ khác không sánh được. Để giữ gìn và bộc lộ chất gỗ tự nhiên vô giá của gỗ giáng hương, khi sử dụng gỗ giáng hương để chế tác đổ nội thất, bề mặt gỗ chỉ được xử lý theo phương pháp truyền thống, người chế tác chỉ đánh bóng bằng lớp sáp nóng và không sơn phết thay đổi màu sắc tự nhiên của gỗ.

Do chất liệu bên trong rất tốt nên những sản phẩm làm từ gỗ giáng hương theo phương pháp thủ công truyền thống có tuổi thọ đến cả ngàn năm.

Ứng dụng của gỗ nu Hương

Cây gỗ hương có rất nhiều công dụng như làm thuốc (các hoạt chất trong gỗ hương hỗ trợ tốt với bệnh đái tháo đường), nhựa cây còn được dùng làm thuốc nhuộm máu đỏ. Gỗ cây được sử dụng làm bàn ghế, các đồ thủ công mỹ nghệ, lót sàn cao cấp...

Tìm hiểu về Gỗ hương là một trong những loại gỗ đặc biệt quý hiếm và có ứng dụng trong nội thất rất tốt . Nhiều ý kiến cho rằng gỗ hương không nên sử dụng đóng giường ngủ. Nhưng những bộ giường ngủ gỗ hương đã chứng minh được rằng chúng có giá trị cao cả về kinh tế cũng như công năng sử dụng.

Với phần nu của gỗ Hương thì lại có ứng dụng đặc biệt, chính vẻ đẹp sần sùi tự nhiên rất độc và dị nên gỗ nu Hương thường được tạo tác thành các bức tượng, các tác phẩm trưng bày nghệ thuật, được đánh giá rất cao cả về vẻ đẹp thiên tạo cũng như tính quý hiếm của chất gỗ. Phải là những cây gỗ Hương có tuổi đời lâu năm (hàng trăm năm trở lên) mới cho ra nu gỗ và kích thước, hình dáng khối nu cũng rất khác nhau. Kích thước khối nu càng lớn thì tuổi thọ của gây gỗ Hương đó càng cao.

Một số món đồ làm từ gỗ nu hương được ưa chuộng

Bộ bàn ghế nu hương được làm từ gỗ nguyên khối có giá trị lên tới hàng trăm triệu đồng. Nu làm bàn ghế từ các gốc cây lâu năm, có tuổi thọ cao, do đó đảm bảo sử dụng vĩnh viễn. Bộ bàn ghế gỗ nu hương thường được sơn bóng bên ngoài, càng làm tôn độ đẹp của vân gỗ, tạo cái nhìn thẩm mỹ, chống lại mối mọt, sự ảnh hưởng từ thời tiết theo thời gian. Có nhiều kiểu dáng bàn ghế khác nhau, mặt tròn, vuông thậm chí là theo hình dạng của nu hương. Sự tinh tế cũng nằm ở đường nét chạm khắc, chỉ những nghệ nhân có tay nghề cao mới đủ trình để chế tạo bàn ghế từ loại gỗ cao cấp này.

Bình phú quý gỗ nu hương: Lộc bình (lục bình) phú quý nu hương là đồ phong thủy, mang đến may mắn cho gia đình. Bình được đục tinh xảo, hoa văn nghệ thuật. Chum biểu tượng cho sự sung túc, phú quý. Với những điểm nội bật như vậy, dù thế nào thì người làm ăn kinh doanh cũng đều tậu cho mình ít nhất là 1 bộ bình phú quý nu hương. Giá gỗ nu hương cho một chiếc bình phú quý khoảng 15 – 20 triệu đồng.

Tượng di lặc gỗ nu hương: Được làm từ nu hương liền khối, tượng phật di lặc gỗ nu hương là hàng hiếm, được nhiều “gã” đam mê nghệ thuật săn đón. Ý nghĩa phong thủy của tượng di lặc là mang đến sự bình an. Hình ảnh phật di lặc cầm Kim Tiền ngụ ý sức mạnh về tài lộc. Yếu tố cốt lõi của nó vẫn là một tinh thần tích cực, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Giá tượng di lặc gỗ nu hương trên thị trường trong khoảng 20-30 triệu đồng.

Ngoài nu hương còn có rất nhiều các sản phẩm từ nhiều loại gỗ Nu khác đang được trưng bày tại cửa hàng Đồ gỗ mỹ nghệ

Gỗ nu Hương luôn là trường tồn cùng với thời gian, không bao giờ bị mối mọt xâm hại. Tính chất và vẻ đẹp nổi bật của các tác phẩm làm từ gỗ nu Hương thực sự mang đến không gian nghệ thuật sống khác biệt, đẳng cấp cho chủ sở hữu.

Đặc điểm nhận diện gỗ nu Hương

tuong-phat-di-lac-go-nu-huong.jpg
Những vật dụng làm từ gỗ nu hương thường có màu vàng, vàng đỏ, đỏ nâu nhạt hoặc màu đỏ đậm.

Gỗ Hương có đặc điểm rất rắn chắc và nặng, phần gỗ nu của cây Hương thì lại càng nặng hơn. Bề mặt gỗ nu sần sùi với các u, cục, sụn và thường có màu vàng, vàng đỏ, màu đỏ nâu nhạt hoặc màu đỏ đậm. Phần thớ gỗ nu rất mịn với các đường vân gỗ hình xoắn như những đám mây rất đẹp, có thể nổi lên các chấm đốm nhỏ độc đáo. Gỗ nu Hương tỏa ra mùi thơm nhẹ, rất dễ chịu...

Gốc nu hương khá bạnh và vỏ cây nứt dọc, có màu nâu xám, đẽo vỏ sẽ thấy thịt vỏ vàng nhạt khá dày dặn, nhựa cây màu hơi đỏ. Cây gỗ nu hương thường mọc ở các tỉnh Nam Bộ, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Tây Ninh…, cây ưa mọc trrên đất đỏ bazan, đất xám, chịu được điều kiện đất khô xấu.

Về màu sắc, nu hương có bề mặt gỗ màu đỏ hoặc vàng, tâm gỗ nhỏ, mịn, thớ vân gỗ dẻo, dai. Gỗ nu hương cho người ta cảm giác khô nhưng cứng cáp chắc tay khi cầm, mang mùi thơm đặc trưng.

Tốc độ sinh trưởng của gỗ giáng hương rất chậm, tương truyền, loại gỗ này trăm năm chỉ cao một tấc, trong khi năm tấc thì mới có thể sử dụng được. Có câu “tấc giáng hương tấc vàng”, chứng tỏ loại gỗ này vô cùng quý hiếm. Thậm chí hiện nay người Trung Quốc vẫn cho rằng việc sở hữu một bộ đó nội thất bằng gỗ giáng hương là biểu tượng của sự giàu sang.

Nhìn chung, vật liệu gỗ giáng hương thường không dài quá một thước, vì vậy phẩn lớn các đổ nội thất làm từ gỗ giáng hương đểu được két nối từ nhiều mảnh gỗ nhỏ bằng liên kết mộng, và các đổ nội thất to hoặc nguyên khối lại càng hiếm gặp hơn.

Tương truyền từ cuối thế kỷ XVI cho đến đẩu thế kỷ XVII, các giáo sĩ phương Tây đã phát hiện ra một chiếc tủ bằng gỗ giáng hương cao bốn mét tại Trung Quốc. Phát hiện này đã gây chấn động lớn, rất nhiều người ở khắp nơi tranh nhau mua để mang về nước, gây nên cơn sốt đẩu tiên của đó nộl thất cổ Trung Quốc trên thế giới.

Phân Biệt Gỗ Giáng Hương Với Gỗ Nu Hương, Gù Hương

Có nhiều cách để người ta phân biệt nu giáng hương với nu hương và gù hương qua các đặc điểm bên ngoài thân cây, màu sắc vỏ cây tâm gỗ, qua mùi hương hoặc qua vị trí địa lý, …

Theo đặc điểm bên ngoài thân cây thì gốc nu hương khá bạnh và vỏ cây nứt dọc, có màu nâu xám, đẽo vỏ sẽ thấy thịt vỏ vàng nhạt khá dày dặn, nhựa cây màu hơi đỏ. Gỗ gù hương có thân tiết ra dầu, nên thường bị nứt vỏ. Cây càng non thì tinh dầu trong gỗ càng tiết ra nhiều. Gỗ giáng hương đến thời điểm thu hoạch có cây cao đến 20 – 30m và có đường kính rộng đến 90cm. Có những cây còn lớn hơn thế nữa.

Nu hương có bề mặt gỗ màu đỏ hoặc vàng, tâm gỗ nhỏ, mịn, thớ vân gỗ dẻo, dai. Gỗ giáng hương có tâm gỗ lõi vàng nâu, giác gỗ màu vàng nhạt. Vỏ cây màu nâu xám, thịt vỏ hơi vàng, nhựa chảy mang màu đỏ tươi. Gỗ nu hương cho người ta cảm giác khô nhưng cứng cáp chắc tay khi cầm, mang mùi thơm đặc trưng. Còn gù hương loại gỗ có tinh dầu từ nhựa và vỏ cây, có mùi thơm ngào ngạt. Chính vì vậy khi để trong nhà, gỗ tỏa hương khiến các loại côn trùng bỏ đi hết như gián, muỗi, kiến…

Còn phân biệt theo vị trí địa lý thì cây gỗ nu hương ưa mọc trên đất đỏ bazan, đất xám, thường mọc ở các tỉnh Nam Bộ, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Tây Ninh…. Cây gỗ gù hương thì lại thường mọc ở các tỉnh từ Cao Bằng, Quảng Trị tới Quảng Nam – Ðà Nẵng. Cây gỗ giáng hương mọc trên nhiều loại đất như đất xám, đất đỏ bazan. Chịu được điều kiện đất khô xấu, mọc nhiều ở Nam Bộ, Tây Nguyên, Gia Lai, Kon Tum,…

Gỗ nu hương ngâm nước sẽ chuyển từ trắng sang màu xanh nước chè. Gỗ gù hương có khả năng chịu nước cao, gỗ cũng sẽ chuyển màu dần sang nâu xám. Đối với gỗ giáng hương sẽ không xảy ra hiện tượng vật lý như trên.

Không nhiều loại gỗ có vai trò với y học. Ngoài cây gỗ kim giao chữa ho ra máu, giải độc. Cây gỗ gù hương có thể dùng để trị cúm, cảm mạo, chữa đầy hơi, đau dạ dày, xương khớp viêm hay các bệnh ho gà, kiết lị… Còn gỗ giáng hương có chứa hoạt chất hữu dụng phục vụ điều trị tiểu đường tuýp II.

Bài liên quan
  • Bằng Lăng- loại cây công trình được ưa chuộng
    Với đặc điểm hoa màu tím cây bằng lăng đã đi sâu vào ký ức học trò của biết bao thế hệ học sinh. Không chỉ trồng phổ biến tại các trường học, cây bằng lăng còn được trồng dọc đường phố mang đến bóng mát, màu sắc rực rỡ đẹp mắt, tạo cảnh quan đô thị, trở thành loại cây công trình được ưa chuộng ở nước ta. Chúng ta có thể thấy cây bằng lăng ở mọi nẻo đường phố, công viên, khu đô thị, trường học…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Nu Hương - Loại cây trăm năm chỉ cao một tấc
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.