Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề nhức nhối ở tất cả các nước trên thế giới hiện nay. Tại Việt Nam, ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành đề tài được bàn luận sôi nổi ở các cuộc họp của chính phủ, các diễn đàn bảo vệ môi trường.
>> Những biện pháp bảo vệ môi trường sống
Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề nhức nhối ở tất cả các nước trên thế giới hiện nay. Tại Việt Nam, ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành đề tài được bàn luận sôi nổi ở các cuộc họp của chính phủ, các diễn đàn bảo vệ môi trường.
Ô nhiễm môi trường nếu không được giải quyết và xử lý kịp thời thì sẽ là nguyên nhân dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng tới sức khỏe, cuộc sống của con người và nền kinh tế của đất nước.
Hiểu một cách đơn giản thì ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất của một thành phần nào đó của môi trường theo chiều hướng xấu đi, không phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, động - thực vật.
Có nhiều loại ô nhiễm môi trường, tệ là ở nước ta hầu như loại ô nhiễm môi trường nào cũng có. Trong đó ở mức độ ô nhiễm cao nhất, đáng báo động nhất là ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước.
Ô nhiễm không khí trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn cầu, không riêng gì một quốc gia nào. Bởi chất lượng không khí đang ngày càng sụt giảm, bụi mịn có xu hướng gia tăng gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người (phổ biến nhất là các bệnh về hô hấp) và hệ sinh thái (các cơn mưa axit phá hủy mùa màng, các cánh rừng, hiệu ứng nhà kính, các hiện tượng thiên nhiên trở nên bất thường).
Hiện tượng ô nhiễm không khí được định nghĩa khi không khí có mặt của một số chất lạ, chất bị biến đổi thành phần khiến cho không khí mất đi sự trong lành, gây mùi khó chịu và có thể gây hạn chế tầm nhìn của con người. Tình trạng ô nhiễm không khí đáng báo động ở các đô thị lớn, các khu công nghiệp. Ở nước ta điển hình là Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh đang có mức ô nhiễm không khí nghiêm trọng.
Ô nhiễm nguồn nước xếp sau ô nhiễm không khí là ô nhiễm nguồn nước. Môi trường nước bị ô nhiễm khi xuất hiện các chất lạ, nước biến đổi trở nên độc hại với sinh vật và con người, làm giảm độ đa dạng sinh vật, gây ra nhiều căn bệnh cho con người, lây lan làm ô nhiễm đất đai.
Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Trong đó điển hình và trầm trọng nhất ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp bởi lượng chất xả thải lớn ra nguồn nước mặt. Chưa kể rất nhiều cơ sở sản xuất xả thải trực tiếp không qua xử lý làm mức độ ô nhiễm càng nặng nền, thậm chí nhiều cao sông, ao hồ lớn “chết trắng” vì ô nhiễm.
Ô nhiễm môi trường đất là hiện tượng suy thoái lớp đất nền trên bề mặt do rác thải và sự suy kiệt tài nguyên cũng như các hoạt động của con người. Điển hình như xả thải chất ô nhiễm, sử dụng quá mức chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, khai thác khoáng sản, phá rừng làm xói mòn đất… Tại nước ta, với tốc độ gia tăng các ngành công nghiệp, đô thị hóa cùng sự tăng lên chóng mặt của dân số khiến đất bị thu hẹp, suy thoái và ngày càng ô nhiễm.
Ô nhiễm ánh sáng, hẳn nhiều người chưa biết đến loại ô nhiễm này nhưng đây là loại ô nhiễm gây tiêu tốn rất nhiều tài nguyên, làm rối loạn giấc ngủ và môi trường sống của con người. Cụ thể, ô nhiễm ánh sáng là tình trạng lạm dụng quá mức nguồn ánh sáng từ điện, điển hình ở các thành phố lớn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra ô nhiễm ánh sáng làm giảm khả năng tìm tòi học hỏi các hiện tượng thiên nhiên của trẻ, khi mà ánh sáng từ trăng, sao ngày càng bị hạn chế bởi sự lạm dụng ánh sáng điện.
Ô nhiễm tiếng ồn là khi tiếng ồn môi trường vượt mức quy định gây khó chịu cho cả con người và động vật. Tiếng ồn xuất phát từ phương tiện giao thông, các hoạt động khai thác ngoài trời. Chúng làm gia tăng tình trạng stress, gây căng thẳng thần kinh, làm giảm thính lực ở con người và ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Với động vật chúng làm giảm khả năng săn mồi sinh sống. Ở nước ta ô nhiễm tiếng ồn vẫn ở mức kiểm soát nhưng lâu dài sẽ gây ra hệ quả nghiêm trọng nếu không có phương án xử lý.
Ô nhiễm nhiệt xảy ra khi nhiệt độ môi trường gia tăng quá cao. Chủ yếu do hoạt động giao thông, xả thải, tốc độ đô thị hóa… của con người. Ô nhiễm nhiệt khiến sức khỏe con người bị ảnh hưởng, gây sốc nhiệt, mất nước, khó chịu…
Ô nhiễm tầm nhìn nghĩa là không gian, môi trường sống của chúng ta không phù hợp, cản trở tầm nhìn bởi các nhà cao tầng… Loại ô nhiễm này gây khó chịu, ức chế cho con người, cản trở tầm nhìn gia tăng tai nạn giao thông.
Thủng tầng ô zôn, tăng hiệu ứng nhà kính làm cho Trái đất nóng lên, làm cho hiện tượng tan băng khiến nước biển dâng cao ảnh hưởng đến cuộc sống của một số khu vực trên thế giới.
Các hiện tượng ô nhiễm không khí khác như: Ô nhiễm khói bụi, khí thải ,… làm sinh ra các bệnh đường hô hấp, ung thư da, …
Nguồn nước bị ô nhiễm tùy theo mức độ có thể hủy diệt một phần hoặc hoàn toàn các sinh vật sống trong đó.
Nguồn nước bị ô nhiễm gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.
Nguồn nước bị ô nhiễm dẫn đến thiếu nước ngọt cho sinh hoạt.
Các loại cây trồng, hoa màu được trồng trên đất bị ô nhiễm sẽ không có năng suất cao ảnh hưởng đến kinh tế hoặc có thể bị nhiễm bệnh, con người ăn vào cũng sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
Môi trường đất bị ô nhiễm dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ngầm, thiếu nước dùng cho sinh hoạt. Môi trường sẽ thu hẹp môi trường sống của nhiều loài động, thực vật bị.
Theo nhiều chuyên gia quốc tế, Việt Nam hiện nay đang phải đương đầu với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng như nạn phá rừng, sói mòn đất, việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên ven biển đe dọa tới các hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học và sự cạn kiệt nguồn gen.
Bên cạnh đó, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học cho rằng, hiện nay, diện tích các khu vực có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị thu hẹp dần. Số loài và số lượng cá thể của các loài hoang dã bị suy giảm mạnh.
Các chuyên gia cũng cho biết thêm, nhiều nhà máy xả ra chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại của quá trình sản xuất không được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào môi trường, gây tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái, gây bệnh tật cho người dân.
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay cả nước có hơn 5.400 làng nghề, riêng Hà Nội có hơn 1.350 làng nghề, tuy nhiên 95% hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường, hơn 50% gây ô nhiễm nghiêm trọng. Đây là những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, công nghệ nhìn chung lạc hậu, chưa đầu tư thích đáng vào xử lý ô nhiễm môi trường, chất thải.
Nồng độ bụi ở đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép. Nồng độ khí thải CO2 nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 2,5 lần. Ngoài ra, ô nhiễm tiếng ồn cũng là vấn đề nan giải đối với các khu dân cư.
Ô nhiễm không khí có liên quan chặt chẽ với biến đổi khí hậu, trong đó quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch vừa gây biến đổi khí hậu, vừa là tác nhân chính gây ô nhiễm không khí. Do đó những nỗ lực giảm thiểu biến đổi khí hậu cũng có thể cải thiện không khí bị ô nhiễm, và ngược lại. Gần đây, Hội đồng liên chính phủ về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng nếu quy trình sản xuất nhiệt điện từ đốt than không kết thúc vào năm 2050, nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng hơn 1,5 độ C và chúng ta có thể chứng kiến một cuộc khủng hoảng khí hậu lớn trong vòng 20 năm tới.
Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu dẫn đến lũ lụt gia tăng, các đợt nắng nóng kỷ lục, bão mạnh hơn và các mùa cháy rừng kéo dài hơn, khắc nghiệt hơn, tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của chúng ta. Hậu quả của biến đổi khí hậu là rất nghiêm trọng và nhu cầu giảm thiểu các chất ô nhiễm là cấp thiết.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do các yếu tố tự nhiên và nhân tạo. Trong đó, các nguyên nhân tự nhiên như thời kì băng hà, thời kì ấm áp, núi lửa, kiến tạo mảng,... Tuy nhiên, nếu do các hiện tượng tự nhiên thì quá trình này phải kéo dài hàng nghìn năm thì biến đổi khí hậu mới có thể gây hại đến con người và các sinh vật trên trái đất. Trong giai đoạn hiện nay, diễn biến của biến đổi khí hậu đã vô cùng nghiêm trọng vì vậy nguyên nhân chính đó là do tác động của con người, các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người tác động đến môi trường, làm ô nhiễm môi trường là nguyên nhân chính.
Các hoạt động sản xuất công nghiệp, các phương tiện giao thông vận tải,... làm tăng khí nhà kính (CO2, CH4, N2O,....). Các khí này có khả năng giữ nhiệt cao, làm nhiệt độ bề mặt trái đất tăng dần lên dẫn đến sự tan dần của những khối băng vĩnh cửu ở Bắc cực, Nam cực, trên các đỉnh núi cao làm cho mực nước biển dâng cao. Trong đó CO2 là loại khí nhà kính quan trọng nhất. Một lượng lớn khí CO2 phát thải từ sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than đá, xăng, dầu,…).
Nhiệt độ tăng làm tăng nguy cơ xảy ra sét (cứ nhiệt độ tăng 1oC, nguy cơ sét tăng 12%). Tia sét phóng ra với tốc độ 36.000 km/h, có sức nóng 30.000oC, có thể gây cháy rừng, ngoài ra nạn chặt phá rừng tràn lan cũng làm tăng nhanh hàm lượng CO2 trong khí quyển. Nói chung lại do các hoạt động con người đã làm môi trường sinh thái nước ta bị ô nhiễm trầm trọng góp phần thúc đẩy biến đổi khí hậu xảy ra nhanh hơn.
Nâng cao ý thức sử dụng và xử lý rác thải của người dân Đa số người dân đều cho rằng việc thiếu ý thức với môi trường mình làm chỉ là "muối bỏ biển" và tác động rất nhỏ đến môi trường.
Tuy nhiên, có một bài toán mà thực tế chúng ta đang phải đối mặt, đó là tình trạng rác thải nhựa khổng lồ trên biển là một minh chứng sống. Mọi quy tụ rác thải đều đổ về biển, đại dương, ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường và các sinh vật biển.
Vì vậy, giáo dục ý thức và trách nhiệm của mỗi người đối với các thế hệ tương lai là vấn đề then chốt và cần thiết. Làm sao để người dân thay đổi suy nghĩ đó, thay đổi thói quen đó thì mọi vấn đề liên quan tới môi trường đều có thể được giải quyết. Cần tăng cường tuyên tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường nước từ những hành động đơn giản như vứt rác đúng nơi quy định, lên án với những hành vi xả rác bừa bãi.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế tài xử lý pháp luật về môi trường Trong 7 nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước và cách khắc phục đã đề cập, có rất nhiều yếu tố nhưng mấu chốt vẫn là ý thức cá nhân, tập thể, tổ chức. Do đó, để khắc phục ý thức của người dân, cần có những biện pháp răn đe kịp thời mới thực sự hiệu quả.
Phương pháp, cách làm phải thực sự nghiêm túc, công bằng và hiệu quả. Tránh hiện tượng bao che, xúi giục đối với những hành động sai trái. Chính vì vậy hệ thống pháp luật là yếu tố nòng cốt của mọi vấn đề.Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tại khu dân cư và kể cả các khu công nghiệp, nông nghiệp. Để làm được điều này cần có sự kết hợp của 3 hệ thống đó là: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Nhà nước là người đầu tư, doanh nghiệp là đơn vị thi công và người dân là người sử dụng Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xả thải tại các khu công nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm.
Các nhà máy, xí nghiệp cần xây bể xử lý nguồn nước thải thay vì xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài cũng là biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước hiệu quả.
Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng thêm những hệ thống xử lý nước thải, rác thải đạt chuẩn. Tích cực đầu tư nghiên cứu để tìm ra các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước hiệu quả hơn.
Khuyến khích người dân vùng nông thôn áp dụng giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách xây dựng hầm cầu tự hoại, hầm biogas cải tiến để xử lý nước thải, tránh xả trực tiếp phân và nước tiểu trong chăn nuôi ra môi trường.
Cải tiến công tác sản xuất nông nghiệp bằng cách dùng phương pháp tự nhiên để tạo dinh dưỡng cho đất, kết hợp sử dụng cây trồng kháng sâu bệnh tốt để hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại. Sử dụng các giải pháp xử lý nước ô nhiễm.
Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách có thể sử dụng các nguồn năng lượng sạch để thay thế và áp dụng trong sản xuất công nghiệp. Ví dụ như năng lượng mặt trời, năng lượng gió…Đây là một giải pháp an toàn có thể hạn chế được nguồn rác thải và nước thải độc hại.