Phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững gắn liền với xây dựng nông thôn mới

Ngọc Linh (t/h)|26/03/2019 10:33
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Ứng dụng công nghệ cao được thực hiện trong tất cả các khâu, từ sản xuất, đến chế biến, bảo quản nông sản, cho năng suất, chất lượng vượt trội, nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập nông dân.

Ảnh minh họa

Theo đó, về phát triển nông nghiệp: Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, gắn với bảo quản, chế biến; hình thành các liên kết từ sản xuất, bảo quản, chế biến theo chuỗi giá trị; tăng cường thâm canh, ứng dụng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tuy nhiên, quá trình phát triển nông nghiệp vẫn có nhiều yếu tố thiếu bền vững, tăng trưởng chưa vững chắc, những yếu kém nội tại chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế. Chất lượng tái cơ cấu ở một số nơi còn thấp. Sản xuất chưa gắn với tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương. Ở nhiều địa phương, sản xuất nông nghiệp còn mang tính phong trào, thiếu quy hoạch, kế hoạch, chưa gắn với thị trường dẫn đến dư thừa sản phẩm, khó tiêu thụ. Quy mô của nhiều sản phẩm còn nhỏ, năng suất, chất lượng thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường cho nên giá trị gia tăng thấp, giảm sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam.

Thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi từ hình thức nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư sang phát triển trang trại, gia trại xa khu dân cư theo hình thức công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất con giống (đối với lợn và gia cầm), phát triển chăn nuôi bò thịt. Tăng tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi được sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Tăng cường vai trò kết nối của Nhà nước, đổi mới tư duy, đưa được sản phẩm nông nghiệp ra thị trường khu vực và thế giới. Các mô hình sản xuất, liên kết cũng cần năng động, linh hoạt và đủ khả năng thích ứng với biến động của thị trường.

Tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước về các lĩnh vực của ngành nông nghiệp; chú trọng công tác phòng, chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt lưu ý triển khai ngay các biện pháp khoanh vùng, chống lây lan và kiểm soát chặt nguồn thịt lợn nhập khẩu, đảm bảo không để bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn; tuyên truyền và tập huấn cho các hộ dân, trang trại nuôi gia súc các giải pháp phòng dịch và cung cấp thiết bị, chế phẩm phòng dịch cho nhân dân.

Tăng cường quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm nông nghiệp; phòng chống thiên tai, kịp thòi khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng; triển khai kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững. Củng cố và phát triển hệ thống thủy lợi, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi; tăng cường năng lực ứng phó kịp thời, hiệu quả trước mọi tình huống. Triển khai thực hiện các chương trình, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp; triển khai thực hiện Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm đảm bảo đạt yêu cầu, hiệu quả.

Quyết liệt tham mưu, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung, đặc biệt là các dự án đầu tư trọng điểm do Sở được giao làm chủ đầu tư.

Quan tâm nghiên cứu, áp dụng các giải pháp đẩy nhanh tiến độ, đặc biệt là hiệu quả của các chương trình, đề án phát triển nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) do Sở đang trực tiếp triển khai.

Cần tăng cường và chủ động học hỏi kinh nghiệm tại các tỉnh, TP trên cả nước để tham mưu, đề xuất TP có các cơ chế, chính sách để đẩy nhanh tiến trình tích tụ đất đai, từ đó tạo tiền đề cho việc ra đời các mô hình, cơ sở sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn, công nghệ – kỹ thuật hiện đại, hiệu quả và có khả năng cạnh tranh cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Về xây dựng nông thôn mới: Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan chủ động tham mưu Thành ủy, UBND TP ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy; tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định, cơ chế, chính sách TP về xây dựng nông thôn mới.

Chỉ đạo xây dựng các xã nông thôn mới kiểu mẫu với các tiêu chí nâng cao, đồng thời phối hợp với các ngành và 4 huyện đang trong lộ trình đô thị hóa để nâng tầm các tiêu chí lên tiệm cận các tiêu chí đô thị, chuẩn bị trước một bước cho lộ trình lên quận của các địa phương này đến 2020. Quyết liệt đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung, đặc biệt là một số công trình trọng điểm.

Quan tâm một số huyện còn nhiều khó khăn như Phú Xuyên, Ba Vì, Ứng Hòa, Mỹ Đức, một số xã khó khăn như xã Ba Vì (huyện Ba Vì), xã An Phú (huyện Mỹ Đức) trong phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới. Quan tâm tìm các giải pháp nâng cao hiệu quả, kết quả một số chương trình trọng tâm của ngành nông nghiệp.

Quan tâm, có giải pháp đột phá trong bảo vệ môi trường ở nông thôn, xử lý ô nhiễm các dòng sông chảy qua địa phận Hà Nội, ô nhiễm hữu cơ do chất thải nông nghiệp; khắc phục ô nhiễm nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Ngọc Linh (t/h)

Bài liên quan
  • 4 tháng đầu năm 2019, thiên tai gây thiệt hại 171 tỷ đồng
    Moitruong.net.vn – Theo thống kê từ Văn phòng Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống thiên tai cho biết, từ đầu năm đến nay, trên phạm vi toàn quốc đã xảy ra 1 cơn bão; 4 đợt không khí lạnh mạnh; 34 trận mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá; 3 đợt nắng nóng; 4 đợt triều cường; 1 trận động đất…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững gắn liền với xây dựng nông thôn mới