Theo quan niệm dân gian, Rằm tháng Giêng không chỉ là dịp để cúng bái tổ tiên và thần linh, mà còn là thời điểm ý nghĩa để cầu mong quốc thái dân an, gia đình êm ấm và một năm mới tràn đầy thuận lợi, bình an.
Tết Thượng Nguyên là gì?
Tết Thượng Nguyên, hay còn được biết đến với tên gọi Rằm tháng Giêng, là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa Việt Nam cũng như các quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Á Đông, như Trung Quốc và Hàn Quốc. Theo quan niệm dân gian, ngày này không chỉ là dịp để cúng bái tổ tiên và thần linh, mà còn là thời điểm ý nghĩa để cầu mong quốc thái dân an, gia đình êm ấm và một năm mới tràn đầy thuận lợi, bình an.
![6-rtg.jpg](https://mtcs.1cdn.vn/2025/02/06/6-rtg.jpg)
Tết Thượng Nguyên không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, mà còn là dịp để con người kết nối với thế giới tâm linh, tìm về những giá trị thiêng liêng, đồng thời nhắc nhở mỗi người về tầm quan trọng của việc sống hài hòa với thiên nhiên, tôn trọng và gìn giữ môi trường sống. Bên cạnh đó, Tết Thượng Nguyên còn thể hiện tinh thần "uống nước nhớ nguồn," là lời nhắc nhở mỗi người về đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc, luôn biết ơn tổ tiên và những người đã đi trước. Đây cũng là lễ hội mang tính chất kết thúc, khép lại chuỗi ngày hội tưng bừng, náo nhiệt đầu năm, sau những ngày Tết Nguyên Đán đầy ý nghĩa. Đồng thời Tết Thượng Nguyên còn là thời gian để mọi người hướng về những giá trị văn hóa truyền thống, tận hưởng không khí ấm cúng và linh thiêng của ngày lễ.
Cúng ngày nào dễ nghênh đón phước lành
Tết Thương Nguyên 2025 hay còn được gọi là Rằm tháng Giêng 2025 diễn ra vào ngày 12/2/2025 tức ngày 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2015, trùng với thời điểm trăng tròn đầu tiên của năm.
Xưa nay người dân Việt rất coi trọng lễ cúng Rằm tháng Giêng, dịp trăng tròn và sáng nhất đầu năm mới, phúc khí cực vượng, Đức Phật giáng lâm độ trì chúng sinh. Vậy nên dân gian mới nói “Cúng lễ quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”. Theo đó, việc lựa chọn ngày đẹp, giờ thiêng, lễ vật đầy đủ, bài văn khấn chuẩn chỉnh… là điều mà các gia đình rất chú trọng để gửi gắm ước nguyện về một năm mới Ất Tỵ bình an, may mắn, nhiều phước lành.
Theo Lịch ngày tốt, tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025 có 2 ngày được cho là hội tụ linh khí, thích hợp để tiến hành nghi lễ cúng Rằm nghênh đón Phật giáng lâm ban phước, độ trì chúng sinh. Hai ngày tụ linh khí, thích hợp cúng Rằm tháng Giêng 2025 là ngày 14 và 15 âm lịch tức ngày 11/2 và ngày 12/2.
Theo quan niệm dân gian, tiến hành nghi lễ cúng vào ngày chính Rằm là tốt nhất. Bởi đó là thời điểm trăng sáng nhất đầu năm, phúc khí vượng, Đức Phật giáng lâm ban phước, độ trì chúng sinh. Khi thành tâm cầu cúng ắt được Ngài độ trì cho bình an, may mắn, hứa hẹn cả năm mới được bình an, gặp hung hóa cát.
Theo Lịch vạn niên năm Ất Tỵ, Rằm tháng Giêng năm 2025 rơi vào thứ Tư, ngày 12/2/2025 dương lịch. Lịch can chi là ngày Nhâm Tý, ngày Hoàng đạo, hành Kim, ngày cát lành, thích hợp nhất với nghi lễ cúng Rằm.
Ngoài ngày chính Rằm nêu trên, thì ngày 14 tháng Giêng năm nay cũng được đánh giá là ngày đẹp để tiến hành cúng khấn. Ngày này rơi vào thứ Ba, 11/2/2025 dương lịch, ngày Tân Hợi, hành Kim, bảo nhật cát lành.
Cúng Rằm tháng Giêng 2025 giờ nào thiêng?
Sau khi biết được cúng Rằm tháng Giêng 2025 ngày nào đẹp, các gia đình nên lưu tâm chọn được giờ cúng tốt để nghi lễ được diễn ra thuận lợi và linh thiêng. Cụ thể như sau:
Ngày chính Rằm (15 tháng Giêng), khung giờ tốt gồm:
Quý Mão (5h-7h): Giờ Ngọc Đường hoàng đạo
Bính Ngọ (11h-13h): Giờ Tư Mệnh hoàng đạo
Mậu Thân (15h-17h): Giờ Thanh Long hoàng đạo
Kỷ Dậu (17h-19h): Giờ Minh Đường hoàng đạo
Ngày 14 tháng Giêng, khung giờ tốt gồm:
Nhâm Thìn (7h-9h): Tư Mệnh
Giáp Ngọ (11h-13h): Thanh Long
Ất Mùi (13h-15h): Minh Đường
Mậu Tuất (19h-21h): Kim Quỹ