– Hiện nay, rác thải sinh hoạt đang trở thành vấn nạn tại nhiều địa phương, đe dọa tới môi trường và sức khỏe con người. Để giải quyết triệt để tình trạng rác thải hiện nay, tỉnh Thái Bình đã và đang tập trung đầu tư xử lý chất thải sinh hoạt của người dân địa phương.
>>>Gia Lâm, Hà Nội: Tuổi trẻ ra quân vệ sinh môi trường
>>>UBND tỉnh Cà Mau không đồng ý với kiến nghị tiếp tục ngưng hoạt động của nhà máy xử lý rác TP Cà Mau
Nguyên nhân khiến rác thải chưa được thu gom triệt để là vì tỷ lệ người dân đóng phí vệ sinh môi trường chưa cao, lương công nhân thu gom rác thải còn thấp và chưa gắn bó với công việc, vì vậy, công tác thu gom rác thải ở một số nơi đôi khi bị gián đoạn.
Khu xử lý rác thải theo công nghệ TTD-01 của Công ty cổ phần Thương mại Thành Đạt (huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình). Báo đầu tư
Nhận diện rõ tình hình đó, những năm gần đây, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành nhiều chính sách, kế hoạch, chương trình nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa về bảo vệ môi trường và thu gom xử lý rác, huy động tối đa mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư cho công tác thu gom và xử lý hiệu quả chất thải sinh hoạt… UBND tỉnh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng dự toán phân bổ kinh phí hỗ trợ hoạt động này.
Đặc biệt, UBND tỉnh Thái Bình đã triển khai, bố trí, phân bổ kinh phí sử dụng cho môi trường và các nguồn lực khác để hỗ trợ các xã, thị trấn xử lý rác thải sinh hoạt. Năm 2017, hỗ trợ 17,8 tỷ đồng cho thu gom rác thải; 13 tỷ đồng cho 26 xã xây dựng, mua sắm thiết bị; 8,5 tỷ đồng hỗ trợ 81 xã. Cùng với đó, từ năm 2014 – 2017, tỉnh còn hỗ trợ 2,2 tỷ đồng đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học – công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để cải tiến lò đốt rác đảm bảo quy chuẩn môi trường.
Bên cạnh việc hỗ trợ kinh phí thu gom rác thải, Thái Bình còn đầu tư các khu xử lý rác thải theo công nghệ đốt kết hợp chôn lấp tại Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư, Hưng Hà, với tổng kinh phí 18,2 tỷ đồng, công suất khoảng 2.450 kg/giờ. TP. Thái Bình đầu tư nhà máy xử lý rác thải công nghệ đốt kết hợp chôn lấp với tổng kinh phí 28,9 tỷ đồng, công suất 7,5 tấn/giờ.
Qua 7 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Thái Bình đã hỗ trợ 85,35 tỷ đồng đầu tư xây dựng các khu xử lý rác thải sinh hoạt. Tính đến hết năm 2017, đã có 82 lò đốt rác đi vào vận hành, xử lý rác thải cho 108 xã, thị trấn, đã giải quyết cơ bản lượng rác thải phát sinh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Hà Linh (T/h)