Thảm họa cháy rừng ở California khiến ít nhất 10 người chết và 10.000 ngôi nhà bị thiêu rụi
Sức gió giảm đã giúp các lực lượng cứu hỏa kiềm chế được tốc độ lan rộng của các đám cháy vốn đã khiến ít nhất 10 người chết và 10.000 ngôi nhà bị thiêu rụi.
Số người chết dự kiến sẽ còn tăng trong bối cảnh các đám cháy vẫn tiếp diễn xung quanh khu vực thành phố Los Angeles.
Theo Cơ quan Thời tiết Quốc gia, sức gió dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong cuối tuần này, yếu tố quan trọng để kiểm soát các đám cháy, tuy nhiên, điều kiện khí hậu vẫn khô hạn với độ ẩm thấp. Hiện, vẫn còn 3 đám cháy vẫn tiếp tục ở Los Angeles và đây là thảm họa tàn khốc nhất trong lịch sử thành phố với gần 14.000 ha bị thiêu rụi. Hiện hơn, 150.000 người dân vẫn được đặt trong tình trạng sẵn sàng sơ tán trong khi khoảng 58.000 ngôi nhà có thể gặp nguy cơ bị cháy.
Việc ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng giúp các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Trung tâm Dịch vụ Medicare & Medicaid (CMS) thuộc chính phủ Mỹ có nhiều sự linh hoạt hơn trong việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe khẩn cấp của những người tham gia các chương trình bảo hiểm Medicare và Medicaid, theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS).
HHS cho biết thêm Cơ quan Chuẩn bị và Ứng phó Chiến lược (ASPR) của bộ này đã sẵn sàng triển khai lực lượng ứng phó, cùng với thiết bị và vật tư y tế nếu California yêu cầu.
Hôm 8/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố vụ cháy rừng nói trên là một thảm họa lớn và chính phủ sẽ hoàn trả 100% chi phí phục hồi trong 6 tháng tới. Đến ngày 10/1, ông Biden đã nhắc lại lời cam kết cung cấp cho California các nguồn lực cần thiết để chống lại các đám cháy và tái thiết.
Ngoài ra, Cảnh sát trưởng hạt Los Angeles Robert Luna ngày 10/1 thông báo lệnh giới nghiêm ban đêm đã được áp dụng tại các khu vực thảm họa do các đám cháy tàn phá. "Mọi người không được phép ở trong những khu vực bị ảnh hưởng này. Nếu ở đó, bạn sẽ bị bắt giữ. Chúng tôi thực hiện lệnh này để bảo vệ các công trình, những ngôi nhà mà mọi người đã rời đi vì chúng tôi đã ra lệnh cho họ rời đi", ông Luna phát biểu tại một cuộc họp báo.
Lệnh giới nghiêm sẽ có hiệu lực từ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng tại các khu vực cháy rừng Pacific Palisades và Eaton, được đưa ra khi nỗi lo về nạn cướp bóc ngày càng gia tăng, với một số cư dân tổ chức tuần tra đường phố và canh gác có vũ trang tại nhà riêng của họ.
"Lệnh giới nghiêm này sẽ được thực thi một cách nghiêm ngặt và được thực hiện để tăng cường an toàn công cộng, bảo vệ tài sản và ngăn chặn mọi vụ trộm cắp hoặc cướp bóc trong khu vực mà cư dân đã sơ tán", ông Luna nhấn mạnh, đồng thời cảnh báo bất kỳ ai vi phạm lệnh giới nghiêm đều có thể bị xử tù.
Các đám cháy ở California đã gây thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế, ước tính có thể lên tới từ 135 tỷ USD cho tới 150 tỷ USD.
Rừng là thành phần thiết yếu của trái đất, nó sản sinh ra oxy và hấp thụ khí cacbonic. Trong thời gian qua, cháy rừng diễn biến phức tạp và có khả năng lan rộng do biến đổi khí hậu, phá rừng và quản lý đất kém hiệu quả. Những vụ cháy rừng gây ra những hệ lụy như:
Mất mát đa dạng sinh học: Cháy rừng làm mất mát đáng kể các loài thực vật và động vật, ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học của khu vực.
Ô nhiễm không khí: Khói từ cháy rừng chứa các chất độc hại như khí CO2, CO, và các hợp chất hữu cơ không dễ bay hơi, gây ra ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Mất mát đất và đất phù sa: Cháy rừng cũng có thể gây ra mất mát đất và đất phù sa do sự xói mòn, làm giảm tính chất đất và ảnh hưởng đến sự trồng trọt và sản xuất nông nghiệp sau này.
Tác động đến hệ thống thủy văn: Cháy rừng có thể làm tăng nguy cơ lũ lụt và sạt lở đất, ảnh hưởng đến các hệ thống thủy văn và cung cấp nước.
Mất mát hệ sinh thái: Cháy rừng làm mất mát môi trường sống của nhiều loài động vật và cắt đứt các chuỗi thức ăn và mối liên kết trong hệ sinh thái.