Thừa Thiên – Huế: Lập danh mục ao hồ, đầm phá không được san lấp

Nguyên Khôi|27/05/2022 10:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành Quyết định số 1202/QĐ-UBND về việc phê duyệt Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, toàn tỉnh có có 171 hồ, ao thuộc Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp.

Cụ thể, thành phố Huế có 53 hồ; huyện Phong Điền có 23 hồ; thị xã Hương Trà 13 hồ; huyện Quảng Điền 12 hồ; thị xã Hương Thủy 23 hồ; huyện Phú Vang 8 hồ; huyện Phú Lộc 4 hồ; huyện Nam Đông 10 hồ; huyện A Lưới 21 hồ; 4 hệ thống đầm phá (đầm Lập An – Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc; Phá Tam Giang; Đầm Thủy Tú (bao gồm: đầm An Truyền, đầm Thanh Lam (Sam), đầm Hà Trung và đầm Thủy Tú); Đầm Cầu Hai.

Ảnh minh họa

Hiện nay, hệ thống đầm, phá này có chức năng điều hòa nước trong mùa mưa lũ, cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước, vùng khai thác, nuôi trồng thủy sản, đường thủy nội địa, du lịch…

UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm công bố Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông báo đến các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn nơi có hồ, ao, đầm, phá không được san lấp. Thường xuyên phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, thống kê, đề xuất bổ sung Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp trên địa bàn tỉnh theo quy định

Song song đó, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các Sở, ban, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ hồ, ao, đầm, phá không được san lấp; rà soát, thống kê, đề xuất bổ sung Danh mục hồ, ao không được san lấp; quản lý chặt chẽ không để xảy ra hoạt động san lấp hồ, ao trái phép trên địa bàn.

Quyết định nêu rõ, các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý hồ, ao, đầm, phá có trách nhiệm xây dựng kế hoạch quản lý, thực hiện các biện pháp bảo vệ hồ, ao, đầm, phá không được san lấp.

Nguyên Khôi

Bài liên quan
  • Bảo đảm an ninh môi trường đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở nước ta hiện nay
    Moitruong.net.vn – 1. Tóm tắt: An ninh môi trường (ANMT) là thành tố quan trọng của an ninh quốc gia (ANQG), là một yếu tố cần thiết trong nội dung của sự phát triển bền vững (PTBV). Trong những năm gần đây, ANMT như một hiện tượng bức bách của đời sống xã hội. Tuy nhiên, ANMT tại Việt Nam chưa được định nghĩa một cách cụ thể, rõ ràng và thống nhất. Bài viết trên sẽ bàn luận những nhận thức chung về ANMT và PTBV, tình hình ANMT ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp bảo đảm an nin

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Thừa Thiên – Huế: Lập danh mục ao hồ, đầm phá không được san lấp