Trong năm 2023, Quảng Bình nhận hơn 82 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon

Minh Lâm|10/12/2023 19:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Nguồn thu từ tín chỉ carbon năm 2023 của tỉnh Quảng Bình là 82,4 tỷ đồng; là địa phương có nguồn thu cao thứ 2 trong 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.

Tại kỳ họp thứ 12, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình, Hoạt động mua bán tín chỉ carbon; việc chi trả nguồn thu cho các chủ rừng là vấn đề liên quan đến ngành nông nghiệp nhận được sự quan tâm của các đại biểu.

Cụ thể, dựa trên Nghị định số 107/2022/NĐ-CP về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải (bán tín chỉ carbon) và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chuyển nhượng 10,2 triệu tấn CO2 vùng Bắc Trung Bộ cho Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD). Từ đó, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Trung ương sẽ nhận được 51,5 triệu USD từ Quỹ Carbon thông qua IBRD, sau đó điều phối 49,698 triệu USD đến các tỉnh theo quy định.

tin-chi-carbon-rung.jpg
Ảnh minh họa.

Trong chương trình thí điểm, Quảng Bình sẽ chuyển nhượng hơn 2,4 triệu tấn CO2 trong giai đoạn 2023 - 2025 và được phân bổ khoảng 235 tỷ đồng. Kết quả nguồn thu từ tín chỉ carbon năm 2023 của tỉnh là 82,4 tỷ đồng; là địa phương có nguồn thu cao thứ 2 trong 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. Từ nguồn phân bổ, 10 tỷ đồng sẽ chi trả cho các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng; 58,4 tỷ đồng chi trả cho chủ rừng là tổ chức và 11,6 tỷ đồng chi trả cho các UBND các xã.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Mai Văn Minh cho biết: trong thời gian tới, để khai thác tiềm năng tạo tín chỉ carbon rừng và tận dụng thời cơ tham gia vào thị trường tín chỉ carbon rừng, ngành nông nghiệp Quảng Bình sẽ đánh giá diện tích hợp lệ và ước tính tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính, từ việc thực hiện các hoạt động trồng rừng mới trên địa bàn theo tiêu chuẩn quốc tế về tạo tín chỉ carbon. Trong đó, bảo đảm tiêu chí rừng được trồng trên đất không có rừng trong 10 năm trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, Sở sẽ làm việc với một số công ty, đối tác quan tâm đến tiềm năng thị trường carbon của địa phương, để thúc đẩy hợp tác trong việc nghiên cứu, đánh giá khả thi phát triển dự án tín chỉ carbon rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, góp phần khai thác tiềm năng tạo tín chỉ carbon rừng và tận dụng thời cơ tham gia vào thị trường mới này.

Trong nội dung trả lời chất vấn thuộc lĩnh vực phụ trách, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng làm rõ một số vấn đề đại biểu quan tâm liên quan đến công tác chuẩn bị cho sản xuất vụ đông xuân 2023 - 2024; đầu tư tuyến kè chống sạt lở tại xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa.

Bài liên quan
  • Việt Nam có sàn giao dịch tín chỉ Carbon đầu tiên
    Việc thành lập sàn giao dịch tín chỉ carbon là định hướng quan trọng để Việt Nam đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, khuyến khích các doanh nghiệp chuyển sang công nghệ sạch hơn, ít carbon và hiệu quả hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Trong năm 2023, Quảng Bình nhận hơn 82 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon